Cách điều trị đau nhức răng khôn đơn giản, nguyên liệu dễ tìm!
Đa số những người mọc răng khôn đều cảm thấy đau nhức, khó chịu. Vậy nguyên nhân gì khiến việc mọc răng khôn lại nhức răng? Cách chữa nhức răng khôn bị sâu hiệu quả tại nhà? Chúng ta sẽ cũng làm rõ các vấn đề trên trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân gây đau nhức răng khôn
Nguyên nhân gây đau nhức răng khôn là do răng khôn mọc lệch chèn ép đến các răng bên cạnh. Răng khôn mọc ngầm dễ gây kẹt thức ăn và khó vệ sinh răng miệng, dẫn tới viêm nhiễm. Răng khôn hàm dưới có tỷ lệ mọc lệch cao hơn răng khôn hàm trên và có nguy cơ gây biến chứng nhiều hơn. Nguyên nhân khiến răng khôn bị đau là:
Nhức răng khôn do mọc răng khôn:
Trong quá trình mọc, răng sẽ tách lợi để mọc trồi lên, đó là nguyên nhân chính khiến bạn cảm thấy đau nhức. Chúng đâm xuyên qua nướu, làm sưng lợi, khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt.
Sâu răng:
Do không có đủ khoảng trống nên răng khôn thường mọc chèn, mọc đè lên cách răng bên cạnh. Không gian này chật hẹp, rất khó để làm sạch, nó là nguyên gây sâu răng. Sâu răng phát triển sẽ khiến răng bị đau nhức, nhạy cảm hơn mỗi khi ăn uống.
Nhức răng khôn do răng khôn mọc chèn đâm vào chân răng số 7
Trong trường hợp răng khôn mọc đâm vào chân răng số 7. Khi đó người mọc răng sẽ thấy đau nhức, một phần vì răng số 8 mọc, phần sẽ vì đau chân răng số 7.
Nhức răng khôn do bị viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm là cụm từ không còn xa lạ với những người mọc răng khôn. Lợi trùm là phần lợi phủ lên bề mặt răng, khi ăn nhai phần lợi này sẽ bị cắn vào gây khó chịu. Hơn nữa, thức ăn sẽ rất dễ giắt lại các túi lợi này gây viêm lợi, viêm nha chu.
Xem thêm: 6 Nguyên nhân gây nhức răng không ngờ tới, bạn có biết ?
Biến chứng nguy hiểm của đau răng khôn
Biến chứng thường gặp nhất khi răng khôn bị đau là viêm túi lợi quanh chân răng, rồi lan ra mô mềm xung quanh. Răng khôn luôn nằm ở vị trí trong cùng nên rất khó để vệ sinh tới, về lâu về dài sẽ gây sâu răng và viêm nha chu.
Thông thường mỗi đợt đau răng khôn sẽ kéo dài từ 3-5 ngày. Nếu thời gian đau răng khôn kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, ăn uống không ngon miệng… ảnh hưởng tới sức khoẻ, chất lượng công việc. Khi đó bạn cần dùng thuốc kháng sinh để giảm đau chống viêm. Trước khi uống bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc uống đúng liều theo hướng dẫn của dược sĩ.
Nếu đau nhức răng có kèm mủ thì bệnh nhân cần được chích rạch và dẫn lưu. Sau đó sẽ thực hiện nhổ răng khôn. Nếu nguy hiểm hơn, bác sĩ bắt buộc phải nạo một phần
Cách giảm đau răng khôn bị sâu
Túi chườm đá giảm nhức răng khon
Chườm túi đá lên hàm có tác dụng làm tê các dây thần kinh cảm giác, do đó có thể giảm đau. Bạn chỉ cần sử dụng một túi đá lạnh và chườm lên vùng bị đau. Bạn chườm liên tục trong vòng 15 phút, sau đó dừng khoảng 5 phút và lặp lại. Bạn cứ thực hiện như vậy đến khi cảm thấy dễ chịu hơn. Đây là cách đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm, mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà.
Chăm sóc răng miệng một cách kỹ lưỡng giảm đau nhức răng khôn
Khi mọc răng khôn, nướu và các mô mềm xung quanh rất dễ bị viêm nhiễm. Vì vậy, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày để hạn chế viêm nhiễm.
Nên dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu và chân răng. Ngoài ra, nên sử dụng kem đánh răng có chứa nhiều Flour để giúp răng miệng sạch sẽ hơn.
Súc miệng nước muối giảm đau nhức răng khôn
Đôi khi, sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây nhức răng. Do đó, súc miệng bằng nước muối có thể giúp điều trị nhiễm trùng và giảm cảm giác khó chịu.
Trong muối có tính sát khuẩn cao, nên sẽ loại bỏ được vi khuẩn trong khoang miệng, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm, sâu răng.
Bạn có thể hòa tan một vài thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vòng khoảng 30 giây/ lần. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước muối được bán sẵn tại các cửa hàng thuốc.
Sử dụng túi trà để giảm đau nhức răng khôn
Tannin trong túi trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cao. Điều này có nghĩa là túi trà có thể giảm sưng và chống nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra.
Để sử dụng túi trà như một phương thuốc giảm đau răng, mọi người nên pha một tách trà. Sau đó, bỏ túi trà ra ngoài chờ đến khi nguội thì có thể đặt vào vùng răng đang sưng đau. Ngậm chặt túi trà trong khoảng 10 – 20 phút sẽ giúp giảm đau răng khôn tức thì.
Đặt lịch thăm khám nha sĩ và quyết định nhổ bỏ
Mặc dù các mẹo trên giúp giảm đau nhanh chóng nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Răng khôn đau nhức sẽ không thể khỏi hoàn toàn nếu chỉ sử dụng các biện pháp ấy. Theo các bác sĩ chuyên khoa biện pháp giảm nhức răng khôn tốt nhất là nhổ bỏ những chiếc răng khôn cứng đầu. Đối với những chiếc răng khôn mọc lệch hoặc mọc ngầm nên nhổ càng sớm càng tốt.
Nhổ răng khôn sẽ được thực hiện trong phòng phẫu thuật đã qua khử trùng nghiêm ngặt. Trước đó, bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để giảm bớt tối đa cảm giác đau đớn cho khách hàng. Thuốc gây tê cục bộ sẽ được tiêm vào vùng răng khôn để làm tê cơn đau khi phẫu thuật. Sau khi thuốc tê đã phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành nhổ răng.
Trong trường hợp mọc nghiêng hoặc mọc lệch dưới xương hàm, bác sĩ sẽ cần rạch lợi, mở xương hàm và chia nhỏ thân răng trước khi loại bỏ. Nhổ răng không không phải là kỹ thuật quá phức tạp. Thông thường chỉ mất vài phút để nhổ răng, tuy nhiên khách hàng cần thận trọng lựa chọn phòng nha uy tín để tránh những biến chứng đáng tiếc sau này.
Đau nhức răng khôn nên ăn gì?
Khi răng khôn bị đau, ngoài những phương pháp giảm đau thì bạn cần quan tâm đến những loại thực phẩm tốt cho răng. Một số lưu ý khi mọc răng khôn như sau:
Đầu tiên, bạn nên ăn những thực phẩm mềm dễ nuốt cháo, súp, canh… Những món ăn này sẽ giúp bạn không cần phải nhai nhiều, hạn chế tác động đến vị trí mọc răng khôn.
Để đảm bảo dinh dưỡng bạn có thể nấu cháo với thịt băm và rau xanh xay nhuyễn. Rau xanh sẽ giúp bạn hạ nhiệt trong trường hợp cơ thể bị sốt.
Tiếp theo, bạn nên bổ sung thêm một số loại rau, củ như cà rốt, dâu tây, khoai lang sẽ giúp giảm đau và lành vết thương cực tốt… Để đa dạng thực đơn thì bạn có thể chế biến thành các loại sinh tố hay nước ép để dễ tiêu hoá mà không bị ngấy.
Cuối cùng, bạn đừng quên bổ sung thêm sữa chua, sữa đậu nành và các chế phẩm từ sữa. Bởi vì đây là những thực phẩm bổ sung nhiều canxi và protein giúp răng chắc khoẻ và giảm đau nhức khi mọc răng khôn.
Xem thêm: [ List 12+] Cách trị nhức răng tại nhà bằng các nguyên liệu có sẵn
Có nên nhổ răng khôn khi đang bị đau
Khi răng bạn bị sưng, viêm nặng, sức đề kháng yếu, bất kỳ tác động nào đến vùng sưng, viêm cũng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng, vô cùng nguy hiểm. Vì thế, các bác sĩ sẽ xem xét tình trạng cụ thể để đưa ra phác đồ điều trị, nên nhổ luôn hay cho uống thuốc kháng viêm rồi mới nhổ.
Để đảm bảo cho sức khoẻ của khách hàng, thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để khách hàng cải thiện tình trạng răng. Sau 3 – 5 ngày răng đã ổn định thì sẽ tiến hành phẫu thuật nhổ răng.
Bài viết trên đây nha khoa Singae để cung cấp tới quý độc giả những thông tin hữu ích về đau nhức răng khôn. Khách hàng nếu có vấn đề về sức khoẻ răng miệng, hãy liên lạc với nha khoa Singae để được tư vấn chi tiết hơn nhé.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%