Nguyên nhân bị chảy máu chân răng và cách chữa trị
Chảy máu chân răng là bệnh thường gặp nhưng nguyên nhân bị chảy máu chân răng thì không phải ai cũng biết. Để tìm hiểu rõ về triệu chứng, nguyên nhân bị chảy máu chân răng, cũng như cách điều trị, phòng ngừa, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Nha khoa Singae nhé.
Chảy máu chân răng là gì?
Chảy máu chân răng là tình trạng chảy máu ở phần lợi, nướu, và thường xuất hiện mỗi khi chải răng. Khi bị chảy máu chân răng, người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng như hôi miệng, sưng nướu, …
Nguyên nhân bị chảy máu chân răng?
Theo nhận định của các bác sĩ nha khoa, chảy máu chân răng có thể là triệu chứng của một trong những bệnh lý về răng lợi như: viêm nướu, viêm nha chu,… hoặc cũng có thể là các vấn đề về sức khỏe khác mà chúng ta cần hết sức lưu ý.
- Viêm nha chu: Răng được chống đỡ và giữ vững trong xương hàm do tổ chức xung quanh răng gọi là nha chu. Bệnh viêm nha chu thường tiến triển âm thầm song lại là nguyên nhân hàng đầu khiến răng lung lay, thậm chí là mất răng vĩnh viễn. Biểu hiện điển hình của viêm nha chu là chảy máu ở chân răng do vôi đóng quanh răng, gây viêm.
- Viêm nướu: Nướu hay còn gọi là lợi có vai trò bảo vệ và giữ cho răng vững chắc trong khoang miệng.
Bác sĩ nha khoa cho biết, viêm nướu thường bắt nguồn từ nguyên nhân không giữ gìn vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện để cao răng, từ đây mảng bám hình thành, gây viêm. Do vậy viêm nướu cũng chính là 1 trong những nguyên nhân bị chảy máu chân răng với triệu chứng điển hình là chảy máu ở chân răng, sưng nướu, nướu có màu đỏ, hôi miệng.
- Áp xe chân răng: Nguyên nhân bị chảy máu chân răng tiếp theo cần phải kể tới chính là viêm hốc răng không điều trị, răng vỡ hoặc thủng tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào chân răng, gây ra ổ mủ áp xe. Áp xe chân răng có triệu chứng điển hình là chảy máu chân răng. Khi bạn bị đau nhức răng lợi liên tục, sốt toàn thân, sưng vùng mặt, đó có thể là biểu hiện nặng của áp xe chân răng.
Một số nguyên nhân bị chảy máu chân răng không liên quan đến sức khỏe răng miệng như:
- Thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin, suy dinh dưỡng cũng là nguyên nhân bị chảy máu chân răng bởi cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin khoáng chất như vitamin C, K sẽ dẫn đến chảy máu ở chân răng. Bên cạnh các triệu chứng này, người chảy máu chân răng còn có thể bị đau nhức xương, hay buồn ngủ, khó thở (thiếu vitamin C).
- Dùng thuốc làm loãng máu: Thuốc làm loãng máu thường được bác sĩ chỉ định cho một số bệnh nhân để làm giảm khả năng đông máu. Thuốc này có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng.
- Nội tiết tố thay đổi: Thay đổi nội tiết tố ở phái nữ cũng được xem là nguyên nhân bị chảy máu chân răng. Thực tế khi phụ nữ cơ thể bước vào giai đoạn dậy thì, hoặc mang thai, mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai sẽ xảy ra tình trạng thay đổi nội tiết tố, từ đó dẫn đến hiện tượng chảy máu ở chân răng.
- Chăm sóc răng miệng kém: Việc lơ là chăm sóc răng miệng có thể sẽ là nguyên nhân bị chảy máu chân răng.
- Bị sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết cũng có khả năng là nguyên nhân bị chảy máu chân răng. Đặc biệt là ở giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng xuất huyết ở da, răng, chảy máu cam, … thậm chí có thể gây xuất huyết ở tiêu hóa, não, ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được cứu chữa kịp thời.
- Ung thư miệng: Bệnh chính là 1 trong những nguyên nhân bị chảy máu chân răng, sưng hoặc nổi hạch, hôi miệng, khó nhai hoặc nuốt, viêm loét trong khoang miệng, …
- Các bệnh khác: Các bệnh thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư vú, … cũng là một trong số nguyên nhân bị chảy máu chân răng.
Phòng tránh chảy máu chân răng
Thực hành vệ sinh răng miệng tốt
Theo chia sẻ của các chuyên gia nha khoa, chảy máu chân răng có thể là một dấu hiệu của vệ sinh răng miệng không đúng cách.
Nướu bị viêm dẫn tới chảy máu khi có sự tích tụ mảng bám dọc theo đường viền nướu. Mảng bám trên răng thực chất là một màng dính có chứa vi khuẩn bao phủ răng và nướu. Nếu không chải răng đúng cách hoặc dùng chỉ nha khoa, vi khuẩn có thể lây lan, gây sâu răng hoặc bệnh nướu răng. Do vậy để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn cần đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày cùng với dùng chỉ nha khoa.
Súc miệng bằng dung dịch vệ sinh răng miệng riêng
Nước súc miệng có thể tăng cường sức khỏe nướu và cầm máu chân răng. Bạn có thể súc miệng sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn.
Ngừng hút thuốc
Hút thuốc lá ngoài làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim và đột quỵ, hút thuốc còn có liên quan đến bệnh nướu răng. Khoa học đã chứng minh, hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra bệnh nướu răng nghiêm trọng.
Hút thuốc gây nguy cơ giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến cơ thể bạn khó chống lại vi khuẩn mảng bám hơn. Bỏ hút thuốc sẽ giúp nướu khỏe mạnh và tránh tình trạng chảy máu.
Giảm mức độ căng thẳng
Khoa học đã chứng minh, tinh thần căng thẳng sẽ có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Thậm chí có thể dẫn đến suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể đến mức không thể chống lại nhiễm trùng nướu.
Tăng lượng vitamin C
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cũng như giúp chống lại nhiễm trùng nướu gây chảy máu nướu răng.
Tăng lượng vitamin K
Theo nghiên cứu, việc bổ sung vitamin K góp phần làm giảm chảy máu nướu răng. Bởi Vitamin K có thể giúp đông máu. Sự thiếu hụt vitamin K sẽ dẫn tới nguy cơ chảy máu nướu.
Ăn ít Carbohydrate
Chuyên gia y tế cho biết, việc giảm lượng carbohydrate có thể cải thiện sức khỏe nướu và ngăn ngừa bệnh nướu răng. Trên thực tế, Carbohydrate và thực phẩm có đường sẽ làm tăng mảng bám , cũng như sự phát triển của vi khuẩn. Nướu có càng nhiều mảng bám tích tụ sẽ càng có nhiều khả năng bị chảy máu.
Uống trà xanh
Trong trà xanh có chứa catechin, một chất chống oxy hóa tự nhiên, có tác dụng làm giảm phản ứng viêm của cơ thể với vi khuẩn trong miệng. Do đó uống trà xanh hằng ngày cũng có thể đẩy lùi bệnh nha chu, cầm máu và ngăn ngừa nhiều bệnh khác.
Súc miệng bằng nước muối
Thường xuyên súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm sẽ giúp làm giảm vi khuẩn trong khoang miệng và dễ cầm máu. Việc thêm một nửa muỗng cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong vài giây, thực hiện 3 – 4 lần một ngày là rất cần thiết.
Xem thêm: Kỹ thuật điều trị tủy răng
Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà đơn giản
Khi đã hiểu những nguyên nhân bị chảy máu chân răng, cách điều trị, chúng ta cũng có thể áp dụng một số cách chữa chảy máu chân răng tại nhà rất đơn giản, tiết kiệm, nhưng khá hiệu quả dưới đây.
Cách trị chảy máu chân răng bằng mật ong
Mật ong vốn được xem là loại kháng sinh tự nhiên lành tính với những công dụng khác nhau từ chăm sóc da, trị cảm cúm, giảm sốt, trị ho,… Đồng thời, mật ong còn giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và điều trị các bệnh lý răng miệng.
Hàm chứa hàm lượng kháng khuẩn cao, mật ong giúp xoa dịu vùng chân răng bị chảy máu với các bước đơn giản: Khi chân răng có hiện tượng chảy máu, chúng ta nhẹ nhàng làm sạch khoang miệng, loại bỏ cặn thức ăn thừa rồi dùng tăm bông chấm mật ong lên vùng chảy máu, giữ yên trong vòng 15 phút.
Sau đó làm lại từ 2 đến 3 lần để hạn chế sự trôi của mật ong, giúp thẩm thấu tốt hơn vào phần chảy máu chân răng. Bước cuối cùng là súc miệng lại bằng nước sạch để làm sạch tinh chất ngọt từ mật ong, hạn chế sâu răng. Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện 2 -3 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối sau khi ăn. Đảm bảo sau 1 tuần bạn sẽ nhận thấy những tín hiệu tích cực.
Trị chảy máu chân răng tại nhà bằng túi trà
Dùng túi trà là cách điều trị chảy máu chân răng khá hiệu nghiệm. Đầu tiên hãy ngâm túi trà vào nước nóng trong vòng 3 – 5 phút rồi bỏ ra ngoài, để nguội đến khi độ ấm vừa phải. Tiếp đến đặt túi trà vào phần mô nướu đang tổn thương, để yên trong vòng 5 phút. Một ngày làm từ từ 2 – 3 lần sẽ mang giúp tình trạng chảy máu chân răng được hạn chế nhiều phần.
Hạt tiêu đen và lá húng quế
Bước đầu tiên là bạn hãy rửa sạch một vài lá húng quế, để ráo nước rồi đem xay nhuyễn cùng với hạt tiêu đen. Sau đó dùng hỗn hợp này bôi lên vùng chân răng đang bị chảy máu sẽ giúp cầm máu nhanh chóng, cũng như hỗ trợ giảm đau, làm lành những tổn thương.
Muối và nước chanh
Cả muối và chanh đều là những nguyên liệu có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nướu răng. Đặc biệt, cách chữa chảy máu chân răng tại nhà bằng muối và chanh cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần 1 thao tác là thêm muối vào nước chanh rồi dùng tăm bông/bông y tế chấm vào dung dịch và nhẹ nhàng bôi lên chân răng đang tổn thương. Hãy giữ nguyên trong 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch là được.
Tận dụng lô hội
Nha đam (lô hội) được nhiều người dùng để chữa bệnh, trong đó có cả bệnh viêm nướu. Thao tác thực hiện cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần ép một ít nước từ nha đam rồi thoa lên nướu răng 5 phút. Cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch để loại bỏ hết vi khuẩn.
Bài viết trên Nha khoa Singae đã cung cấp cho các bạn các kiến thức có bản liên quan tới nguyên nhân bị chảy máu chân răng cùng các cách chữa trị. Mong rằng với kiến thức đọc được, nếu không may gặp phải tình trạng chảy máu chân răng các bạn sẽ biết cách xử lý. Tuy nhiên, theo lời khuyên của các chuyên gia nha khoa, nếu thấy tình trạng chảy máu chân răng chuyển biến nặng, các bạn cần tới cơ sở nha khoa uy tín thăm khám để bác sĩ có hướng điều trị phù hợp, chữa trị dứt điểm tình trạng bệnh.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%