Nhổ răng hàm có đau không? Có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Nhổ răng hàm có đau không? Nhổ răng hàm có nguy hiểm không? Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền?… Đó là băn khoăn của đa số khách hàng khi nhắc tới dịch vụ nhổ răng. Để giải đáp những băn khoăn của đó, Nha khoa Singae gửi tới khách hàng bài viết dưới đây với những kiến thức bổ ích liên quan, giúp khách hàng đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.
Răng hàm là răng gì
Răng hàm bao gồm 3 chiếc răng trong cùng của hàm là răng số 6, số 7 và răng số 8 tương đương với răng cối số 1, 2 và 3. Nhiệm vụ chính của những chiếc răng hàm là để nhai, nghiền nát thức ăn.

Nhổ răng hàm có đau không?
Nhổ răng hàm được coi là kỹ thuật khó hơn so với nhổ răng cửa hoặc nhổ răng nanh, bởi răng hàm thường sẽ có 3 đến 4 chân bám sâu dưới xương hàm nên nhổ răng hàm sẽ tốn thời gian hơn.
Tuy nhiên với sự phát triển ngành y học cùng sự hỗ trợ của máy móc thiết thì nhổ răng hàm không còn đau như trước đây. Trước đây, để nhổ răng hàm bác sĩ sẽ dùng kịp, kẹp để bẩy chiếc răng ra ngoài, gây tổn thương nhiều đến vùng nướu và xương hàm. Tuy nhiên, hiện nay với sự ra đời của máy nhổ răng Piezotome, chân răng sẽ được cô lập bằng sóng siêu âm và được nhổ lên một cách dễ dàng. Bằng cách này các mô xung quanh sẽ ít bị xâm lấn nên cảm giác đau nhức sẽ giảm đến 70%, ngoài ra còn hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Tuy nhiên để việc nhổ răng hàm đạt được hiệu quả tối đa bạn nên chú ý đến việc lựa chọn các phòng nha uy tín. Nha khoa Singae là một trong những phòng khám hiện đại, trang bị máy móc, cơ sở vật chất đầy đủ. Bên cạnh đó còn có đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm từ nhổ răng đến trồng Implant. Vì vậy nếu khách hàng có bất kỳ câu hỏi nào có thể liên hệ với phòng khám Singae theo địa chỉ dưới đây để được bác sĩ tư vấn trực tiếp.
Xem thêm: Mọc răng khôn bị sưng má phải làm sao? Bao lâu thì hết?
Nhổ răng hàm có nguy hiểm không
Nhổ răng hàm là một ca tiểu phẫu không quá phức tạp nếu được thực hiện đúng cách sẽ không gây ra bất kỳ nguy hiểm nào, ngay cả đối với răng số 8 cũng vậy.
Nhưng ở trường hợp ngược lại, nếu quy trình thực hiện không đảm bảo, bác sĩ chuyên môn kém, kỹ thuật sai… thì khách hàng sẽ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như chảy máu không ngừng, nhiễm trùng, gãy xương hàm và nặng hơn nữa là ảnh hưởng dây thần kinh.
Chảy máu không ngừng
Sau khi nhổ răng hàm trong vòng 24 tiếng đồng hồ nếu bị chảy máu thì là một tình trạng hết sức bình thường. Nhưng nếu chảy máu không ngừng kéo dài từ một ngày trở nên, thậm chí mức độ còn gia tăng lên thì lại là một biến chứng nguy hiểm.
Đối với tình huống trên, bạn cần nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ điều trị hoặc đến trực tiếp cơ sở y tế uy tín để xử lý kịp thời.
Nguyên nhân khiến chảy máu không ngừng sau khi nhổ răng có thể xuất phát từ hai điều, một là do bác sĩ thực hiện thao tác sai, tác động, xâm lấn quá nhiều và hai là do cách chăm sau tại nhà bị sai.
Nhiễm trùng ổ răng
Sau khi mới nhổ răng hàm, trong vòng vài ngày đầu sẽ có hiện tượng sưng đau nhưng sau đó sẽ có chiều hướng giảm dần. Nhưng nếu hiện tượng đó kéo dài, thậm chí mức độ ngày càng gia răng và vùng ổ răng còn chuyển màu khác lạ, mưng mủ thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng.
Tình trạng nhiễm trùng ổ răng sau khi nhổ răng hàm có thể do ngay từ đầu quy trình khử khuẩn, sát trùng của bác sĩ đã không đảm bảo hoặc việc vệ sinh tại nhà của chính bạn đang sai cách.
Gãy xương hàm
Nhổ răng hàm tuy là một kỹ thuật nha khoa khá đơn giản và cũng rất phổ biến, nhưng biến chứng gãy xương hàm vẫn có thể xảy ra nếu bác sĩ thực hiện sai thao tác, dùng lực quá mạnh. Từ đó, dẫn đến tình trạng khớp hàm cho đến xương hàm bị tổn thương.
Dấu hiệu nhận biết ban đầu đó là bạn bị đau nhức vùng xương hàm, không thể há miệng ra. Để biết chính xác mức độ tổn thương, bạn cần đến cơ sở bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám chi tiết.
Ảnh hưởng dây thần kinh
Đối với nhóm răng hàm dưới và nhất là răng số 8 đều là các vị trí nằm gần với các dây thần kinh. Do đó, nếu bác sĩ không thực hiện đúng kỹ thuật, chỉ cần một thao tác sai sẽ dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh phía dưới.
Ảnh hưởng đến dây thần kinh do nhổ răng hàm sẽ có các triệu chứng điển hình như ngứa, tê vùng lưỡi, môi, má hoặc răng. Thường thì sau một thời gian chúng sẽ tự biến mất, nhưng vẫn có trường hợp bị vĩnh viễn.
Quy trình nhổ răng hàm bị sâu
Răng hàm thường có nhiều chân hơn những chiếc răng khác nên sẽ bám chắc hơn, quá trình nhổ răng cũng phức tạp và cần nhiều thời gian hơn. Một quy trình nhổ răng sẽ bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám tình trạng răng sâu
Trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe tổng quát cũng như tình trạng răng miệng để xác định các bệnh lý (nếu có). Để đưa ra phác đồ nhổ răng hợp lý bác sĩ sẽ cần dựa vào những tiêu chuẩn sau:
- Mức độ viêm và tình trạng sâu răng
- Vị trí mọc của răng hàm
- Khách hàng có bị viêm lợi hay không?
- Sức khỏe tổng quát
Bước 2: Vệ sinh răng miệng, sát khuẩn, gây tê.
Vệ sinh răng miệng và sát khuẩn là một bước quan trọng trong quá trình nhổ răng khôn. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy cao răng, làm sạch răng, sau đó gây tê tại tại vùng thực hiện nhổ răng. Thuốc tê có tác dụng trong vòng 2 giờ đồng hồ nên bạn hoàn toàn không cảm thấy đau nhức khi bác sĩ thực hiện lấy răng ra khỏi hàm.
Bước 3: Thực hiện nhổ răng
Trong trường hợp răng hàm mọc thẳng, chân răng không chèn vào các răng khác bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng bằng máy Piezotome. Máy siêu âm nhổ răng này hoạt động theo nguyên lý dùng sóng âm để bóc tách, cô lập chân răng khỏi hàm một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

Trong trường hợp răng hàm mọc nghiêng hoặc mọc lệch thì bác sĩ cần vạt lợi, chia cắt thân răng thành những những phần nhỏ để dễ dàng lấy khỏi hàm.
Bước 4: Đóng vết thương, hoàn thiện quá trình nhổ răng
Sau khi nhổ răng hàm bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh ổ huyệt răng, khâu miệng vết thương bằng chỉ tự tiêu. Việc khâu vết thương hở sẽ giúp quá trình lành thương nhanh hơn, tránh thức ăn rơi xuống hố chân răng gây nhiễm trùng.
Xem thêm: Mọc răng khôn đau mấy ngày? Mọc răng khôn uống thuốc gì?
Sau khi nhổ răng hàm nên làm gì?
Sau khi nhổ răng hàm bạn nên chú ý thực hiện những điều sau để giúp có một hàm răng khỏe mạnh:
Cấy ghép Implant
Sau khi nhổ răng hàm, sẽ xảy ra 2 vấn đề nghiêm trọng là hàm răng bị xô lệch và tiêu xương. Khi răng hàm bị nhổ bỏ sẽ không còn điểm tựa cho các răng bên cạnh, nên trong quá trình ăn nhai răng sẽ bị đổ nghiêng.
Ngoài ra xương hàm sẽ tiêu dần theo thời gian, chỉ 3-5 năm sau khi nhổ răng, xương hàm tại vị trí chiếc răng bị nhổ sẽ tiêu biến, dần sẽ lan sang các răng bên cạnh. Việc bị tiêu xương hàm sẽ làm cho các răng bên cạnh bị yếu đi do không có đủ xương ôm lấy chân răng. Đó là lý do vì sao cần phải cấy ghép Implant ngay sau khi nhổ răng.
Trụ Implant có vai trò như một chân răng thật, nâng đỡ các răng bên cạnh và hạn chế tình tình trạng tiêu xương. Để hiệu quả nhất bạn nên trồng Implant ngay hôm nhổ răng để không phải tác động nhiều lần.
Chú ý chế độ ăn uống
Ngày đầu tiên, bạn nên ăn cháo loãng và uống sữa để tránh cho răng phải làm việc. Nên uống nhiều nước ép dâu tây, sữa đậu nành vì hỗ trợ rất tốt trong việc nhanh lành vết thương. 1 tuần sau khi nhổ răng, bạn có thể ăn uống bình thường. Tuy nhiên, nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Tránh ăn đồ quá cứng, quá lạnh, quá cay, nước có gas, rượu bia và các chất kích thích.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày
– Sau khi nhổ răng, không nên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng bởi nước muối có thể làm chậm quá trình đông máu, lành vết thương.
– 1 tuần sau khi nhổ răng, bạn có thể súc miệng bình thường. Tuy nhiên, tránh tác động đến khu vực nhổ.
– Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải mềm hay chỉ nha khoa.
– Khi chải răng cố gắng thật nhẹ nhàng, không nên chải đến vùng răng mới nhổ để tránh làm tổn thương.
– Bạn nên đến gặp nha sĩ để cắt chỉ (nếu có khâu vết thương) khoảng 1 tuần sau khi nhổ răng.
Nhổ răng hàm bao nhiêu tiền?
Răng hàm là chiếc răng khỏe mạnh, chịu trách nhiệm chính trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, những trường hợp răng bị sâu nặng, không thể phục hồi, ảnh hưởng đến tủy và phá huỷ toàn bộ cấu trúc răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng hàm:
Vậy nhổ răng hàm bị sâu hết bao nhiêu tiền? Thông thường mức giá để nhổ răng hàm sẽ dao động từ 1.500.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ/răng tùy thuộc vào tình trạng răng mọc.
Hiện nay, Singae không ngừng đưa ra những ưu đãi hấp dẫn như: Bốc thăm trúng thưởng, giảm giá tối đa 15 – 30% cho các dịch vụ khám răng…Cùng rất nhiều ưu đãi khác nhằm mang lại giá trị lợi ích cho khách hàng. Nếu khách hàng có nhu cầu thăm khám răng có thể liên hệ với chúng tôi qua:
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%