Mọc răng khôn đau mấy ngày? Mọc răng khôn uống thuốc gì?
Mọc răng khôn đau mấy ngày? Mọc răng sứ bị sưng má thì nên làm gì? Mọc răng khôn nên uống thuốc gì?… Đó là những băn khoăn của đa số khách hàng mọc răng khôn. Để giải đáp thắc mắc các bạn độc giả hãy theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!
Mọc răng khôn đau mấy ngày?
Thật khó để đưa ra một con số cụ thể giải thích cho thời gian đau răng khôn. Tuỳ thuộc vào cơ địa từng người, mức độ mọc lệch mà thời gian đau là khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một vài đặc điểm chung sau đây:
– Thời gian để mọc hoàn thiện của một chiếc răng khôn có thể là một tháng, một năm, thậm chí là mất vài năm. Do đó, thời gian mọc răng khôn mất bao nhiêu ngày sẽ phụ thuộc vào tình trạng xương hàm và vị trí mọc của răng là chủ yếu.
– Trong suốt quá trình răng khôn mọc hoàn thiện, mức độ đau nhức của khách hàng là khác nhau. Đối với một số người quá trình mọc răng khôn thật nhẹ nhàng và đơn giản. Nhưng số đông còn lại thì đều trải qua những cơn đau nhức khổ sở.
Bình thường khách hàng sẽ phải trải qua nhiều lần đau nhức, bắt đầu từ khi răng mới tách lợi để nhú lên cho đến khi răng mọc hoàn thiện.
Mọc răng khôn đau mấy ngày thì hết? Có người chỉ bị đau 1-2 ngày, nhưng cũng có khách hàng phải mất 1 tuần thì cơn đau mới thuyên giảm. Trung bình cơn đau do mọc răng sẽ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Mỗi đợt sẽ cách nhau khoảng vài tháng đến một năm.
Xem thêm: Sưng lợi răng hàm là biểu hiện của bệnh gì? nên uống thuốc gì?
Các loại thuốc giảm đau khi mọc răng khôn
Một trong những cách giảm đau do mọc răng khôn hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà chính là dùng thuốc giảm đau theo sự kê đơn của bác sĩ. Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo như:
– Răng đau nhẹ, hơi sưng
Trong trường hợp răng khôn mọc bị đau nhẹ, có sưng lợi thì bạn có thể tham khảo thuốc giảm đau Spiramycin. Về liều lượng sử dụng bạn có tham khảo trên bao bì hoặc hướng dẫn sử dụng nhưng tốt nhất vẫn là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh khác có công dụng ngừa viêm, tiêu sưng như: Amoxicillin, doxycyclin, tetracyclin hay spiramycin…
Trong trường hợp đau nhức đau nhức nặng hơn bạn nên uống thuốc Ibuprofen. Đây là loại thuốc giảm đau hiệu quả và an toà, được bày bán tại các cửa hàng thuốc. Một số loại thuốc có tác dụng tương tự như Ibuprofen đó là: Paracetamol, aspirin… vừa giúp giảm đau mà còn giảm tình trạng viêm nhiễm, sưng nề.
– Đau răng kèm triệu chứng sốt
Nghiêm trọng hơn, nếu đau răng kéo theo triệu chứng sốt thì bạn có thể uống kết hợp Spiramycin với Paracetamol. Cơn sốt sẽ nhanh chóng qua đi và bạn cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Lưu ý, khi kết hợp nhiều loại thuốc bạn nên có tham khảo kỹ ý kiến của dược sĩ bán hàng. Không nên tự ý mua thuốc về uống mà cần tới phòng khám chuyên khoa để thăm khám trình trạng sức khỏe để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.
– Răng đau nhức nhiều ngày không khỏi, sốt cao và nổi hạch
Đây được coi là những biến chứng nặng nhất của khách hàng có răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Cơn đau nhức kéo dài trong nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm thậm chí là nổi hạch. Khi này, thuốc giảm đau và chống viêm không còn là sự lựa chọn hiệu quả. Việc cần thiết nhất là bạn nên chủ động tới các phòng khám nha khoa để bác sĩ can thiệp bằng những biện pháp y khoa. Để phòng ngừa trường hợp răng khôn cắm vào răng bên cạnh khiến chúng bị lung lay, và có thể mất răng vĩnh viễn.
Xem thêm: 8+ Cách làm giảm đau sau khi nhổ răng khôn tại nhà hiệu quả
Mọc răng khôn bị sưng má nên làm gì?
Răng khôn mọc có thể khiến má bị sưng. Tình trạng sưng tấy sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, làm thế nào để giảm sưng má răng khôn?
Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Cách đơn giản và hiệu quả nhất để giảm sưng má răng khôn là uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng, kê một số đơn thuốc như giảm đau, kháng viêm. Đặc biệt, dùng thuốc giảm đau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn nếu cơn đau xuất hiện về ban đêm, giúp bạn ngon giấc hơn, chuẩn bị một tinh thần sảng khoái cho một ngày làm việc hiệu quả. Dùng thuốc là một phương pháp hiệu quả nhưng bạn không nên quá lạm dụng. Bạn cần tuân thủ theo đơn thuốc mà bác sĩ đưa ra.
Chườm lạnh khi mọc răng khôn bị sưng má
Đá lạnh có tác dụng làm giảm sung huyết , giảm đau nhanh. Bạn có thể sử dụng một vài viên đá cho vào một chiếc khăn mỏng. Sau đó, thực hiện chườm túi đá lạnh lên vùng má đang bị sưng đau. Đá lạnh sẽ làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác nên sẽ giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn có thể thực hiện chườm răng khoảng 15 – 20 phút, sau đó dừng khoảng 5 phút, và tiếp tục thực hiện lại các thao tác cũ.
Chườm nóng khi mọc răng khôn bị sưng má
Nếu răng bị sưng đỏ bạn cũng có thể dùng khăn ấm để làm tan máu bầm. Các mạch máu khi được chườm nóng sẽ được giãn nở và lưu thông một cách tốt hơn. Nhờ vâỵ, tình trạng mọc răng khôn bị sưng má cũng được cải thiện phần nào.
Để thực hiện bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn ấm ở nhiệt độ 70 độ C. Nhúng khăn và nước rồi vắt khô. Chườm khăn ấm lên má ở vùng đang bị sưng đỏ. Giữ cho đến khi răng hết nóng thì bạn lại ngâm lại vào nước nóng và thực hiện lại như lần đầu. Mỗi lần thực hiện bạn có thể chườm từ 2 đến 3 lần thì mọc răng khôn bị sưng má thuyên giảm.
Súc miệng bằng nước muối ấm khi mọc răng khôn bị sưng má
Cách làm này tương đối đơn giản, bạn chỉ cần pha loãng muối với nước ấm. Vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng chính là một trong những nguyên nhân chính gây sưng đau nhức. Muối có tác dụng làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, giúp giảm đau răng nhanh chóng. Cách làm này khá đơn giản, chỉ cần pha loãng muối với nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày. Khi khoang miệng sạch sẽ hơn, vi khuẩn được ngăn chặn thì sẽ giảm đau rất tốt.
Nhổ răng khôn
Răng khôn được chỉ định nhổ khi mọc răng khôn bị sưng má, mọc không đúng hướng. Gây ảnh hưởng đến các răng khác. Có nguy cơ làm cho viêm nướu, nhiễm trùng răng, vệ sinh răng miệng khó khăn. Răng khôn có hình dạng bất thường, không thể thực hiện khả năng nhai thì cũng cần được nhổ sớm.
Sau khi nhổ răng khôn bạn nên ăn những món ăn mềm như cháo, súp, sữa chua. Không nên ăn những đồ quá cứng, quá dai, quá cay nóng. Hạn chế thuốc lá và rượu bia để cho vết thương nhổ răng được mau hồi phục. Hãy chủ động nghiền nhỏ thức ăn để vừa dễ ăn vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Chi phí nhổ răng khôn
Để loại bỏ hoàn toàn những biến chứng do mọc răng khôn, bạn nên thực hiện nhổ răng. Chi phí để nhổ răng khôn sẽ phụ thuộc vào số lượng răng bạn muốn nhổ, mức độ mọc phức tạp của răng. Với những chiếc răng mọc thẳng hoặc độ lệch ít thì giá nhổ răng sẽ giao động khoảng 1.500.000 VNĐ. Còn đối với những chiếc răng có độ mọc khó, nằm sâu dưới hàm, yêu cầu kỹ thuật nhổ phức tạp hơn, thời gian thực hiện cũng lâu hơn thì chi phí cũng cao hơn. Giá nhổ một chiếc răng khôn khó sẽ khoảng 3.000.000 VNĐ.
Bài viết dưới đây đã giải đáp cho câu hỏi ” Mọc răng khôn đau mấy ngày?”. Mọc răng khôn không chỉ gây nhiều khó chịu và còn vô cùng nguy hiểm cho hàm răng, vì vậy khách hàng nên nhỏ bỏ càng sớm. Hãy liên hệ với nha khoa Singae để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%