Nhức răng nên làm gì? [ 5+] Cách điều trị nhức răng vĩnh viễn

Ngày:03/08/2024

Bạn có biết nguyên nhân nào gây nhức răng? Nhức răng nên làm gì? Cách chữa trị nhức răng tức thời? Hay cách làm giảm đau nhức răng do sâu răng, mọc răng khôn? Bài viết dưới đây nha khoa Singae sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc ấy.

Nhức răng nên làm gì? – Điều trị dài hạn

Có nhiều cách để chữa nhức răng, tuy nhiên đa số chỉ là các biện pháp chữa nhức răng tạm thời. Muốn chữa nhức răng triệt để bạn cần sự can thiệp của y khoa và một số giải pháp cụ thể như:

Nhức răng nên làm gì? – Trám răng

Một trong những nguyên nhân gây nhức răng là do răng sâu. Hàn răng được cho là biện pháp khắc phục tình trạng sâu răng hiệu quả và tiết kiệm chi phí được nhiều người tin dùng. 

Hàn răng là kỹ thuật sử dụng các vật liệu để bù đắp các khoảng trống, lấp đầy các phần mô răng bị khuyết, do sâu răng gây ra.  

Biểu hiện rõ nhất của bệnh sâu răng là bề mặt răng xuất hiện màu đen, khi ăn thức ăn nóng hoặc lạnh sẽ bị đau buốt. 

Nhức răng nên làm gì?
Trám răng – điều trị cơn đau nhức do răng sâu

Những ai nên trám răng

– Những người có răng sâu nhẹ chưa vào đến tủy

– Những người có răng bị sứt, mẻ ở mức độ nhỏ.  

Trám răng sâu được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác định tình trạng sâu, vị trí sâu. Sau đó bác sĩ sẽ thống nhất với khách hàng về chất liệu hàn. Hiện nay có một số chất liệu hàn như: Kim loại, Composite, Sứ, Amalgam. Trong đó Composite được ưa chuộng hơn cả. 

Bước 2: Gây tê. Việc gây tê tại chỗ sẽ không gây khó chịu vì trước khi tiêm thuốc, bác sĩ sẽ đặt gel tê tại vị trí tiêm. Gel tê tại chỗ sẽ giúp khách hàng giảm đau nhức, không khó chịu khi hàn răng.  

Bước 3: Làm sạch răng và các mặt của răng để đảm bảo an toàn cho quá trình hàn răng cũng như chất lượng thẩm mỹ của vết hàn

Bước 4: Làm sạch lỗ sâu: Nha sĩ sẽ dùng dụng cụ để lấy hết thức ăn và các tổ chức ngà sâu để tránh tối đa việc sâu răng tái phát sau khi hàn. 

Bước 5: Hàn răng: Bác sĩ sẽ đặt vật liệu hàn vào chỗ sâu vừa được xử lý để lấp đầy hố sâu.

Bước 6: Chỉnh sửa: Khi chất hàn dần cứng lại, nha sĩ sẽ dùng dụng cụ để chỉnh sửa, tạo hình cho vết hàn, đảm bảo thẩm mỹ cao. 

Nhức răng nên làm gì? – Lắp răng sứ

Trong trường vết sâu quá lớn, việc trám răng không thể cải thiện được hoàn toàn thì khách hàng nên bọc răng sứ. Bọc răng sứ sẽ giúp lấy hết phần răng bị sâu và được phục hình thay thế bằng răng sứ cáo cấp.

Nhức răng nên làm gì
Bọc răng sứ nếu răng sâu quá to

Quy trình bọc răng sứ

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Đầu tiên, khách hàng sẽ gặp bác sĩ và tư vấn về tình trạng răng. Để đánh giá chính xác hơn, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang để xác định chính xác mức độ hư tổn của răng. Từ đó, sẽ đưa ra giải pháp và lộ trình điều trị phù hợp nhất cho khách hàng.

Bước 2: Tiến hành mài răng 

Tiếp đó, bác sẽ gây tê giúp khách hàng cảm thấy  dễ chịu trong quá trình mài răng. Sau khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ nha khoa chuyên biệt để mài nhỏ răng. Tỷ lệ mài sẽ được bác sĩ tính toán kỹ lưỡng nhằm bảo vệ mô răng thật, tránh mài quá to hoặc quá nhỏ. 

Bước 3: Lấy dấu răng và thiết kế răng sứ

Khi mài răng hoàn tất, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để gửi xưởng Labo thiết kế mão sứ. Với khách hàng lắp răng cửa, cần giao tiếp nhiều sẽ được gắn răng tạm để đảo bảo thẩm mỹ. 

Bước 4: Tiến hành gắn mão sứ lên răng

Răng sứ sau khi được chế tác xong sẽ được gắn lên răng của khách hàng. Trước khi lắp bác sĩ sẽ tiến hành thử khớp cắn, thử màu răng…Trường hợp, khách hàng có phản hồi, ý kiến thì bác sĩ bắt buộc điều chỉnh lại đến khi khách hàng hài lòng mới thôi. 

Nhức răng nên làm gì? – Điều trị tuỷ

Sâu răng lâu ngày không được điều trị sẽ gây nên nhiều hệ luỵ, tiêu biểu nhất chính là làm hỏng tuỷ răng. Sâu răng vào đến tuỷ cũng là nguyên nhân gây đau nhức răng mà nhiều người đang gặp phải. Để điều trị nhức răng do sâu tuỷ răng thì sẽ cần điều trị tuỷ. 

Điều trị tủy được sử dụng trong điều trị các trường hợp tuỷ bị viêm nặng. Điều trị tuỷ là quá trình nhằm mục đích lấy sạch phần tuỷ bị viêm nhiễm, tổn thương bên trong khoang tuỷ. Sau đó ống tuỷ sẽ được trám lại và phục hồi răng. 

Chỉ khi làm được như vậy, ổ viêm nhiễm mới được giải quyết trọn vẹn và chấm dứt cơn đau nhức cho người bệnh.

Nhức răng nên làm gì?
Điều trị tuỷ với những trường hợp răng bị đau nhức do viêm tuỷ

Cách chữa trị tuỷ:

Trường hợp răng bị viêm tủy quá nặng, tình trạng tủy bị hoại tử, không còn khả năng điều trị tủy: bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến các răng bên cạnh cũng như loại bỏ dứt điểm cơn đau. 

Trường hợp răng có tình trạng viêm tủy nhưng vẫn chữa được: Bác sĩ sẽ chỉ định hút sạch ống tủy, sau đó trám lại ống tuỷ và lắp mão sứ. Răng sau khi lấy tủy sẽ rất giòn, dễ vỡ, vì vậy bọc răng sứ sẽ giúp răng giữ được lâu dài. 

Trường hợp tuỷ bị viêm nhẹ: Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, làm sạch ngà mủn và trám lại răng là xong. Sau khi trám răng sẽ được theo dõi khoảng sáu tháng, nếu còn đau được loại bỏ hoàn toàn thì không cần lấy tủy răng nữa.

Nếu trong vòng 6 tháng, cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần tiến hành lấy bỏ tủy.

Xem thêm: Cách điều trị đau nhức răng khôn đơn giản, nguyên liệu dễ tìm!

Cách điều trị nhức răng khôn tức thì – Nhổ răng khôn

Thêm một nguyên nhân gây nhức răng nữa chính là mọc răng khôn. Trong quá trình răng khôn mọc, do kích thước răng lớn, xương hàm quá cứng nên quá trình răng trồi lên sẽ vô cùng khó khăn và mất nhiều thời gian. Răng tách nướu, răng đâm vào răng số 7,…là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đau nhức khi mọc răng khôn.  Để điều trị dứt điểm nhức răng do răng khôn thì bạn nên nhổ bỏ chiếc răng cứng đầu này. 

Nhức răng nên làm gì?
Nhổ răng khôn để loại bỏ chiếc răng cứng đầu gây đau nhức

Quy trình nhổ răng khôn

Bước 1: Bác sĩ tiến hành sát khuẩn, vạt lợi nếu cần.

Nếu như mức độ răng mọc lệch không lớn, phần thân răng đã mọc trồi lên khỏi lợi thì không cần vạt lợi. Còn nếu răng khôn mọc ngầm dưới nướu thì cần phải vạt lợi, mở xương để đưa răng ra khỏi hàm

Bước 2: Mở xương – chia cắt thân răng

Tuỳ từng nha khoa mà có thể sử dụng cưa, kìm hoặc máy mở xương Piezotome. Trong đó dùng Piezotome để tiến hành mở xương, cô lập chân răng là công nghệ mới nhất trong nhổ răng khôn. Nếu chiếc răng nào khó thì cần chia nhỏ thân răng để lấy ra dễ dàng hơn.

Bước 3: Lấy răng ra ngoài, khâu vết thương, đóng phẫu thuật

Chân răng sau khi sử dụng sóng siêu âm tác động đã tự bóc tách ra khỏi lợi, chỉ cần dùng một lực nhẹ để đưa răng ra khỏi hàm. 

Sau khi đưa răng khôn ra ngoài, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu miệng vết thương để tránh thức ăn rơi xuống ổ huyệt trong quá trình ăn uống. Kết thúc quá trình nhổ răng khôn. 

Nhức răng nên làm gì? –  Điều trị viêm nướu

Đau nhức răng còn xuất phát từ các bệnh lý về răng như viêm lợi, viêm nha chu. Bệnh viêm nướu là tình trạng nướu bị sưng, chuyển từ màu hồng sang màu thẫm. Có nhiều mảng bám, dễ chảy máu mỗi khi đánh răng hoặc ăn uống.  

Điều trị viêm lợi giúp giảm đau răng
Điều trị viêm lợi giúp giảm đau răng

Biện pháp điều trị viêm lợi

Viêm lợi nhẹ, sưng đỏ vùng nướu: Đối với lợi bị viêm nhẹ bệnh nhân cần vệ sinh răng miệng bằng cách lấy cao răng, súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn gây đau răng. Sau đó, cần chăm sóc răng miệng đúng cách như đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, kết hợp với sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng.  

Viêm nướu răng có mủ: Viêm răng có mủ tình trạng nhiễm trùng nguy hiểm bác sĩ sẽ khám và chỉ định dùng thuốc kháng sinh để giảm viêm nhiễm hoặc có thể trích dẫn mủ ra ngoài. 

Lưu ý: Khách hàng không nên tự ý đâm, chọt, chạm vào ổ mủ mà cần có sự tư vấn của chuyên gia. 

Viêm nha chu khiến răng lung lay, có nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Trường hợp này, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để loại bỏ phần lợi bị tổn thương. Sau đó  ghép thêm vạt nướu để tránh làm mất răng.

Trường hợp mất răng vĩnh viễn, bác sĩ sẽ khuyên bạn thực hiện các phương pháp phục hình răng giả như: Cấy ghép Implant hoặc phục hình răng giả để đảm bảo các chức ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm. 

Điều trị nhức răng ngắn hạn 

Để điều trị nhức răng tức thì, ngắn hạn tại nhà thì bạn có thể tham khảo một số mẹo dân gian dưới đây:

Nhức răng nên dùng hành tây

Hành tây có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn trong khoang miệng, ngăn chảy máu nướu răng vô cùng hiệu quả. Bên cạnh đó, hành tây còn chứa hợp chất lưu huỳnh, khi tiếp xúc với nước bọt sẽ tạo thành acid sulfuric gây tê, giảm đau.

Nhức răng nên làm gì

Cách tiến hành: Bạn có thể nhai trực tiếp lát hành tây tại vị trí răng bị đau, cho đến khi mùi nồng của hàng biến mất. Nếu bạn không chịu được mùi nồng của hành tây thì có thể xay lấy nước và dùng bông gòn thấm vào vị trí răng bị đau.  

Dùng đá lạnh giúp đỡ nhức răng

Thông thường chườm đá lạnh là cách chữa đau răng tại nhà tương đối phổ biến. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp nhức răng sau khi nhổ răng khôn. Cơ chế của phương pháp này là sử dụng nhiệt độ thấp làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác quanh vùng răng bị đau. Từ đó, những cơn đau sẽ giảm đáng kể. 

á lạnh

Cách tiến hành: Cho ít đá lạnh vào túi vải, chườm lên phía bên ngoài má ở vị trí bị đau nhức, trong khoảng 20 phút. Lặp lại phương pháp này sau vài giờ để thấy hiệu quả rõ rệt. 

Xem thêm: 6 Nguyên nhân gây nhức răng không ngờ tới, bạn có biết ?

Sử dụng bạc hà chữa đau răng

Bạc hà có đặc tính gây tê, làm dịu nhanh những cơn đau răng. Ngoài ra bạc hà còn tính khử khuẩn cao, vì thế mà bạc hà thường được chọn là nguyên liệu sử dụng trong kem đánh răng.  Sử dụng lá bạc hà không chỉ giúp tiêu diệt vi khuẩn, vệ sinh răng miệng tốt mà còn đem đến cho bạn hơi thở thơm mát

Nhức răng nên làm gì

Cách tiến hành:

Cách 1: Bạn dùng lá bạc hà khô ngâm với nước sôi trong khoảng 20 phút để làm trà bạc hà. Sau đó, để nguội và dùng để súc miệng. 

Cách 2: Sử dụng túi bạc hà còn ấm đặt lên chiếc răng đau trong vài phút để xoa dịu cảm giác khó chịu. 

Cách 3: Nếu không, bạn có thể sử dụng tinh chất bạc hà thấm lên miếng bông gòn tiệt trùng áp vào vị trí răng đau. Đây cũng được xem là mẹo chữa đau răng tạm thời hiệu quả tại nhà.

Sử dụng lá trà xanh giảm nhức răng 

Bên trong lá trà xanh có chứa hợp chất catechol có khả năng ngăn ngừa sâu răng, cải thiện cấu trúc men răng, chữa đau răng nhức tại nhà.

Trà xanh

Cách tiến hành: Lấy một nắm lá trà xanh vò nát cho vào hãm với nước sôi. Uống nước lá trà xanh hàng ngày hoặc ngậm khoảng 3-5 phút để thấy hiệu quả giảm đau tức thời.

Như vậy, nha khoa Singae đã gửi tới khách hàng những thông tin liên quan tới ” Nhức răng nên làm gì?”. Nếu khách hàng có nhu cầu thăm khám răng thì hãy liên hệ với nha khoa Singae để được bác sĩ thăm khám và tư vấn nhé!

Bài viết liên quan