Bị [viêm lợi răng hàm ] phải làm sao? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Ngày:03/08/2024

Viêm lợi, sưng lợi răng hàm là gì? Triệu chứng khi bị viêm lợi răng hàm là gì? Nguyên nhân gây nên viêm lợi? Một số lưu ý khi bị viêm lợi?,… là những thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm câu trả lời nhé.

Viêm lợi, sưng lợi răng hàm là gì?

Viêm lợi, sưng lợi răng hàm là tình trạng nướu bị viêm, thường do nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu không được điều trị, bệnh này có thể trở thành một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng hơn được gọi là viêm nha chu.

Viêm lợi, sưng lợi răng hàm là gì?

Bệnh nha chu – biến chứng nặng của viêm lợi là một tập hợp các tình trạng viêm ảnh hưởng đến các mô xung quanh răng. Trong giai đoạn đầu, được gọi là viêm nướu, nướu bị sưng, đỏ và có thể chảy máu. Ở dạng nghiêm trọng hơn, được gọi là viêm nha chu, nướu có thể kéo ra khỏi răng, tiêu xương và răng có thể lung lay hoặc rụng.

Điều trị bằng cách vệ sinh răng miệng tốt và làm sạch răng chuyên nghiệp thường xuyên. Vệ sinh răng miệng được khuyến nghị bao gồm đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa. Trong một số trường hợp nhất định, thuốc kháng sinh hoặc phẫu thuật nha khoa có thể được khuyến nghị. Ước tính có 538 triệu người trên toàn cầu bị ảnh hưởng vào năm 2015. Tại Hoa Kỳ, gần một nửa số người trên 30 tuổi bị ảnh hưởng ở một mức độ nào đó và khoảng 70% trong số những người trên 65 tuổi mắc bệnh này. Nam giới bị ảnh hưởng thường xuyên hơn nữ giới

Một số triệu chứng khi bị viêm lợi răng hàm

Nhìn chung, những người mắc bệnh này thường có một số dấu hiệu như lợi sưng đỏ, rất dễ chảy máu đặc biệt là khi đánh răng, chân răng lỏng, lợi thường bị ngứa hoặc bị đau kèm theo tình trạng hôi miệng. Qua các giai đoạn, bệnh cũng sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Giai đoạn đầu bị viêm lợi răng hàm

Giai đoạn này người bệnh có thể nhận biết rõ những thay đổi ở lợi. Lợi sưng phồng lên, đỏ hơn bình thường và thường dễ chảy máu, nhất là khi bạn đánh răng. Ở giai đoạn này, tuy lợi bị sưng tấy nhưng chân răng vẫn khá chắc chắn và không có các tổn thương về xương hay mô.

Giai đoạn đầu bị viêm lợi răng hàm

Đây là thời điểm không quá khó khăn để điều trị bệnh. Người bệnh có thể khắc phục bằng cách đánh răng ngày 2 lần và không dùng tăm mà thay vào đó hãy dùng chỉ nha khoa để xỉa răng.

Giai đoạn sau khi bị viêm lợi răng hàm

Khi tình trạng viêm lợi không được khắc phục và điều trị kịp thời, đúng cách, thì tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn và quá trình điều trị cũng phức tạp, khó khăn hơn.

Lúc này, lớp lợi bên trong và xương hàm có thể bị đẩy lùi ra phía sau và tạo ra những lỗ hổng quanh răng tạo ra những khoảng trống, những kẽ răng và khi ăn uống, những mảnh vụn thức ăn rất dễ bị giắt vào lỗ hổng này gây nhiễm khuẩn.

Tình trạng này kéo dài khiến cho hệ thống miễn dịch phải tập trung hết sức để chống lại vi khuẩn. Những độc tố kháng khuẩn và enzyme sẽ được sản sinh nhiều hơn để chống lại các mô liên kết khiến cho răng của bạn trở nên lỏng lẻo hơn.

Ở giai đoạn này, lợi vẫn sưng đỏ, chảy máu, gây đau nhức, thậm chỉ sưng má và miệng luôn có mùi hôi rất khó chịu. Những trường hợp viêm lợi lâu ngày, chân răng sẽ dần lộ ra, rất mất thẩm mỹ. Khi các lỗ hổng ngày càng sâu thì xương hàm càng bị phá hủy, khi răng không còn chỗ bám nữa sẽ lỏng lẻo và rụng.

Xem thêm: Bị [ viêm lợi trùm răng khôn ] có nguy hiểm không? 5+ Điều bạn cần biết

Nguyên nhân gây viêm lợi răng hàm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sưng lợi răng hàm, thường gặp nhất là:

Mọc răng khôn gây viêm lợi

Mọc răng khôn gây viêm lợi

Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra hiện tượng sưng lợi và đau nhức. Hoặc cũng có trường hợp răng khôn mọc thẳng, mới nhú một phần ra khỏi nướu, tạo thành hiện tượng mô nướu mở. Lúc này vi khuẩn dễ xâm nhập vào và gây nên hiện tượng đau nhức, sưng viêm

Vệ sinh răng miệng không đúng gây viêm lợi răng hàm

Quá trình chăm sóc và vệ sinh răng miệng hằng ngày thiếu khoa học, không có thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày kèm theo thường xuyên sử dụng những thực phẩm có hàm lượng đường cao.

Điều này tăng tốc độ hình thành mảng bám, cao răng. Đây là môi trường vô cùng thuận lợi để vi khuẩn phát triển, từ đó tấn công vào nướu và gây ra tình trạng sưng lợi răng hàm.

Thói quen xấu gây viêm lợi răng hàm

Trường hợp bệnh nhân có thói quen dùng tăm xỉa răng, ăn nhiều đồ cay nóng, dùng thực phẩm quá nóng và quá lạnh khiến nướu răng đột ngột bị kích thích dẫn đến tổn thương.

Hoặc thường xuyên hút thuốc lá và dùng bàn chải lông cứng, đánh mạnh tay cũng gây ra tình trạng lợi bị sưng.

Mắc các bệnh lý tổng quát

Những người có sức đề kháng bị suy giảm, thiếu vitamin C sẽ dễ gây hiện tượng chảy máu chân răng và lợi sưng viêm; thiếu vitamin A làm giảm tiết nước bọt, miệng khô, từ đó tăng nguy cơ hoại tử niêm mạc và gây ra tình trạng bong tróc,…

Mắc bệnh lý răng miệng

Bệnh nhân bị sâu răng nhưng không sớm điều trị, khiến vùng sâu lan rộng, ăn sâu vào tủy gây hiện tượng đau nhức và nướu sưng viêm.

Ngoài ra, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén hoặc mãn kinh cũng có nguy cơ sưng lợi răng hàm.

Cách trị sưng lợi răng hàm hiệu quả ngay tại nhà

Sưng lợi kéo dài không chỉ gây ra nhiều biến chứng mà còn làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày. Trong trường hợp chưa thể đến gặp bác sĩ, bạn có thể sử dụng các biện pháp dưới đây để làm suy giảm các triệu chứng sưng đau.

Chữa sưng lợi răng hàm bằng cách súc miệng nước muối 

Chữa sưng lợi răng hàm bằng cách súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên

Muối có tính sát khuẩn rất cao. Vì thế, việc sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng khoảng hai lần mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ các vi khuẩn, vụn thức ăn và các chất gây dị ứng trong khoang miệng. Nhờ đó, hiện tượng sưng đau sẽ giảm đi rõ rệt.

Điều trị sưng lợi răng hàm bằng gừng

Điều trị sưng lợi răng hàm bằng gừng

Gừng không chỉ có công dụng khử mùi mà còn kháng viêm và sát khuẩn tốt. Do đó bạn có thể làm giảm cơn đau nhức do sưng lợi răng hàm bằng cách đun gừng tươi với nước rồi lấy súc miệng hằng ngày.

Trị sưng lợi bằng nước chanh pha muối

Trị sưng lợi bằng nước chanh pha muối

Dùng nước cốt của 1/2 quả chanh khuấy đều với 1 cốc nước ấm và ít muối tinh. Sau đó đem ngậm trong miệng khoảng từ 2 – 3 phút rồi súc lại với nước sạch. Muối và chanh sẽ giúp sát khuẩn tốt và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Tuy nhiên, vì trong chanh có tính axit khá cao nên phương pháp này bạn không thể áp dụng liên tục sẽ dễ làm mài mòn men răng.

Xem thêm: Góc giải đáp: Viêm lợi kiêng ăn gì và nên ăn những thực phẩm nào

Trị sưng lợi răng hàm bằng mật ong

Trị sưng lợi răng hàm bằng mật ong

Dùng tăm bông thấm một ít mật ong rồi bôi trực tiếp lên vị trí lợi bị sưng. Cách này không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn, vì mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm cao.

Giảm đau sưng lợi bằng cách chườm đá

Giảm đau sưng lợi bằng cách chườm đá

Chườm đá đúng cách sẽ giúp bạn kiểm soát hiệu quả các triệu chứng viêm, sưng. Nhiệt lạnh kéo dài có tác dụng làm các mạch máu nhỏ co lại dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại, giảm tuần hoàn máu tại chỗ và gây tê vùng mô lợi bị tổn thương, từ đó làm giảm chảy máu, sưng đỏ và đau nhức.

Trị sưng lợi bằng quả Nam Việt Quất

Trị sưng lợi bằng quả Nam Việt Quất

Các nghiên cứu cho thấy, quả Nam Việt Quất rất giàu chất chống oxy hóa nhờ đó mà tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng và hỗ trợ lành thương nhanh. Do đó, ăn Nam Việt Quất hoặc uống nước ép từ loại trái cây này hằng ngày sẽ làm giảm sưng lợi hiệu quả.

Điều trị sưng lợi răng hàm tại nha khoa

Tại nha khoa, các bác sĩ sẽ thăm khám và xác định nguyên nhân làm cho lợi răng hàm bị sưng. Căn cứ vào và các kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ lập kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng răng miệng cụ thể của từng bệnh nhân.

Quy trình điều trị viêm lợi răng hàm tại nha khoa gồm các bước như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Điều trị sưng lợi răng hàm tại nha khoa

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tại chỗ và tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân và xác định tác nhân gây sưng lợi. Căn cứ vào kết quả của quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân phương pháp điều trị phù hợp.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân súc miệng bằng dung dịch chuyên dụng. Trường hợp có cao răng sẽ tiến hành cạo sạch. Mục đích của thao tác này là tránh hiện tượng lây lan, nhiễm trùng chéo giữa trong quá trình điều trị.

Bước 3: Tiến hành điều trị theo kế hoạch

Nếu lợi bị sưng do phản ứng viêm, các bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, kết hợp với các biện pháp điều trị chuyên sâu khác để hỗ trợ cho việc phục hồi và tái tạo của mô lợi.

Trường hợp bệnh đã tiến triển thành viêm nha chu, kỹ thuật điều trị viêm nha chu sẽ được chỉ định. Trong một số trường hợp, có thể phải kết hợp các kỹ thuật nha khoa phức tạp khác như rạch áp xe, nạo nang, mổ khối u…

Hoặc khi lợi sưng do mọc răng khôn thì nhổ răng sẽ là chỉ định cần thiết để bệnh nhân giảm đau đơn và ngăn ngừa các biến chứng sau này có thể xảy ra.

Bước 4: Kiểm tra hoàn tất

Sau khi điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để đảm bảo đã loại bỏ hoàn toàn các tác nhân và nguy cơ gây sưng lợi răng hàm. Bệnh nhân nên đến nha khoa cạo vôi răng định kỳ và theo dõi tình trạng răng miệng.

Một số lưu ý khi bị sưng lợi, viêm lợi ở răng hàm

Vệ sinh răng miệng tốt

Đánh răng trong hai phút ít nhất hai lần mỗi ngày – vào buổi sáng và trước khi đi ngủ – và dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày là những cách vệ sinh rất cơ bản. Tốt nhất, hãy chải răng sau mỗi bữa ăn chính hoặc bữa ăn nhẹ hoặc theo lời khuyên của nha sĩ. Dùng chỉ nha khoa trước khi chải răng cho phép bạn làm sạch các mảnh thức ăn bám và vi khuẩn.

Thăm khám nha khoa thường xuyên

Đặt lịch khám với nha sĩ thường xuyên để được vệ sinh răng miệng bởi chuyên gia, thường là 6 đến 12 tháng một lần. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển bệnh viêm nha chu – chẳng hạn như khô miệng, dùng một số loại thuốc hoặc hút thuốc lá – bạn có thể đi khám và sử dụng dịch vụ chăm sóc răng miệng thường xuyên hơn. Chụp X-quang nha khoa hàng năm có thể giúp xác định các bệnh không thể nhìn thấy bằng cách khám răng trực quan và theo dõi những thay đổi trong sức khỏe răng miệng của bạn.

Thực hành lối sống điều độ lành mạnh

Thực hành như ăn uống lành mạnh và quản lý lượng đường trong máu nếu bạn bị tiểu đường cũng rất quan trọng để duy trì sức khỏe của nướu lợi.

Trên đây là những thông tin về Viêm lợi, sưng lợi răng hàm là gì? Triệu chứng khi bị viêm lợi răng hàm là gì? Nguyên nhân gây nên viêm lợi? Một số lưu ý khi bị viêm lợi?…. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên. Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn một cách chi tiết hơn nhé.

Bài viết liên quan