Viêm lợi trùm răng khôn có nguy hiểm không? 5+ Điều bạn cần biết
Viêm lợi trùm răng khôn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu của viêm lợi trùm răng khôn? Viêm lợi trùm răng khôn có nguy hiểm không? Có nên nhổ răng khôn khi bị viêm lợi trùm răng khôn không?,… là những thắc mắc của khách hàng khi bị viêm lợi trùm răng khôn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời đúng nhất nhé.
Viêm lợi trùm răng khôn là gì?
Viêm lợi trùm răng khôn là bệnh lý về răng và thường xuất hiện trong quá trình mọc răng khôn. Kèm theo đó là hiện tượng sưng, tấy đỏ, viêm nướu gây ra những cơn đau không dứt. Viêm lợi trùm răng khôn rất dễ nhầm lẫn với những dấu hiệu của mọc răng khôn.
Khi bị viêm lợi trùm thì giữa phần lợi bọc và răng khôn xuất hiện một khe hở. Chính khe hở này sẽ là nơi lưu trữ những mảnh vụn thức ăn còn sót lại làm nướu sưng to. Do đó việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng gặp khó khăn hơn. Đồng thời vi khuẩn cũng có môi trường thuận lợi phát triển, quá trình tiết acid ăn mòn men răng được đẩy nhanh tiến độ. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, rất có thể chúng sẽ để lại những hậu quả không mong muốn cho sức khỏe răng miệng.
Khi bị viêm lợi trùm, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn, khó chịu có khi lên cơn sốt đến mấy ngày. Tình trạng đau đớn này sẽ diễn ra trong một thời gian dài. Viêm lợi trùm là một trong những biến chứng do hiện tượng mọc răng khôn gây ra. Ai trong số chúng ta cũng phải trải qua quá trình mọc răng khôn. Sau khi toàn bộ răng hàm đã mọc đầy đủ thì răng khôn mới bắt đầu phát triển, nó là chiếc răng mọc cuối cùng khi chúng ta bước vào tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân bị viêm lợi trùm răng khôn
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm lợi trùm được xác định phần lớn là do biến chứng khi mọc răng khôn số 8 ở hàm trên hoặc dưới. Đây là chiếc răng sẽ được mọc khi tất cả những chiếc răng vĩnh viễn đều đã mọc, chúng thường mọc khi bắt đầu 17 tuổi đến 25 tuổi hoặc muộn hơn chút nữa.
Khi đó, do hàm đã đủ chỗ cho tất cả những chiếc răng cần có, sự xuất hiện của răng số 8 khiến lợi không đủ chỗ trống. Răng bắt đầu mọc chen nhau, xô đẩy các chiếc răng khác, mọc sát vào lợi trong cùng khiến lợi trùm cả lên răng ngăn chặn quá trình mọc lên của chúng.
Viêm lợi trùm do vị trí mọc răng khôn
Răng khôn nằm ở vị trí bên trong cùng của hàm nên nó thường không thể nâng mặt răng lên hẳn được. Do đó chiếc răng này thường không tách khỏi nướu mà hay mấp mé ở bờ nướu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến răng khôn mọc không hoàn toàn. Việc mọc răng khôn không không hoàn toàn khiến phần lợi trùm và răng khôn ở hàm có sự va chạm với nhau trong quá trình nhai, nghiền thức ăn. Lúc này phần nướu trùm sẽ bị tổn thương lâu ngày dẫn tới viêm lợi trùm răng khôn.
Viêm lợi trùm do hướng mọc răng khôn
Răng khôn có nhiều hướng mọc và rất nhiều khi chúng mọc không theo đúng hướng. Sự sai lệch trong hướng mọc cũng khiến cho góc mọc bị thay đổi. Từ đó khiến phần nướu bị sưng lên và khó được làm sạch trong quá trình vệ sinh răng miệng. Tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển làm nướu bị viêm nhiễm, gây ra hiện tượng viêm lợi trùm răng khôn về sau.
Một vài trường hợp, viêm lợi trùm ở vị trí răng hàm, răng cửa là do nguyên nhân viêm lợi, bệnh lý viêm nha chu xuất hiện biến chứng sưng lợi, trùm lên chân răng. Nhưng tình trạng này thì ít hơn vẫn người mắc phải.
Xem thêm: Góc giải đáp: Viêm lợi kiêng ăn gì và nên ăn những thực phẩm nào
Dấu hiệu bị viêm lợi trùm răng khôn
Lợi sưng phồng, màu đỏ
Khi bị viêm lợi trùm răng khôn biểu hiện xuất hiện đầu tiên là phần lợi răng sẽ có màu đỏ và sưng phồng lên. Nếu bạn không có cách điều trị đúng cách trong giai đoạn này bệnh sẽ phát triển ngày càng nặng. Các cơn đau bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều với cường độ lớn, khó khăn trong quá trình ăn uống.
Chảy máu, đau nhức chân răng
Viêm lợi trùm phát triển ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng, răng yếu và rất dễ bị tổn thương. Lúc này chân răng thường xuyên chảy máu, hiện tượng này có thể xuất hiện ngay cả khi bạn không có tác động nhiều tới chân răng.
Sốt, nổi hạch ở cổ
Dấu hiệu sốt và nổi hạch ở cổ là dấu hiệu khi bệnh viêm lợi trùm răng khôn đang ở mức trầm trọng. Điều cần làm lúc này là nhanh chóng tới phòng khám nha khoa để được nha sĩ tư vấn và hướng dẫn điều trị kịp thời, đúng cách.
Chảy nước miếng
Nếu bạn bị chảy nước miếng nhiều một cách bất thường thì hãy nên cảnh giác với bệnh viêm lợi trùm. Phần lợi trùm bị nhiễm trùng ngày càng sưng to khiến cơ hàm đóng mở gặp khó khăn, gây chảy nước miếng khi ngủ. Đồng thời hơi thở cũng có mùi hôi rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình giao tiếp.
Nhìn chung, triệu chứng viêm lợi trùm gần như trùng khớp với dấu hiệu nhận biết tình trạng mọc răng khôn, có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên lợi trùm răng khôn thường không phát sinh triệu chứng ở giai đoạn đầu. Sau một thời gian, khi cao răng cùng mảng bám ở kẽ răng thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn gây viêm nhiễm mới xuất hiện cảm giác đau đớn.
Một điều đáng chú ý là các triệu chứng của viêm lợi trùm răng khôn đặc biệt nghiêm trọng ở các giai đoạn sinh lý như hành kinh, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh,…
Viêm lợi trùm răng khôn có nguy hiểm không?
Các chuyên gia nha khoa hàng đầu khẳng định viêm lợi trùm răng khôn là tình trạng lợi bị viêm nhiễm cực kỳ nguy hiểm. Viêm lợi răng khôn sẽ gây cản trở đến sự phát triển của răng. Sau khi răng mọc lên sẽ tạo thành một khoảng trống bên dưới lợi, đây là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn có hại hoạt động. Nếu không điều trị viêm lợi trùm răng khôn kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như:
Bệnh viêm lợi răng khôn có mủ:
Các mảng bám tích tụ ngày càng nhiều ở khoảng trống bên dưới lợi, dễ hình thành các bọc mủ. Tình trạng này kéo dài sẽ lan ra các mô xung quanh, ảnh hưởng tới răng và xương hàm.
Nướu nhiễm trùng:
Nướu có thể bị viêm nhiễm nặng do vi khuẩn xâm nhập vào các khoảng trống bên dưới lợi. Theo thời gian sẽ lây lan sang các phần nướu bên cạnh, làm phát sinh tình trạng viêm nhiễm trên diện rộng.
Nguy cơ lung lay các răng bên cạnh:
Chứng viêm lợi trùm biến chứng sẽ khiến vi khuẩn lây lan từ vùng này sang vùng khác. Do đó chân răng của các răng xung quanh cũng bị yếu đi và dễ lung lay, đặc biệt là răng hàm nhai số 7.
Rối loạn phản xạ và cảm giác:
Trường hợp răng khôn mọc ngầm chèn ép lên dây thần kinh ở cơ mặt gây giảm cảm giác, rối loạn phản xạ. Thậm chí có thể xuất hiện hội chứng giao cảm như phù nề 1 bên mặt, đau 1 bên mắt, đỏ quanh ổ mắt,…
Suy nhược sức khỏe:
Các cơn đau đớn kéo dài do bệnh viêm lợi trùm ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và hấp thu dinh dưỡng, nguy cơ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa vì thế mà tăng cao. Đồng thời mùi hôi miệng ở vùng viêm nhiễm còn ảnh hưởng trực tiếp khi người bệnh giao tiếp với người khác, gây nhiều bất tiện.
Xem thêm: [ Viêm lợi trùm là gì ] 6+ Điều bạn cần biết về viêm lợi trùm
Viêm lợi trùm răng khôn có tự khỏi không? Có bị lại không
Thực tế, có trường hợp viêm lợi trùm tự khỏi khi răng khôn mọc đúng vị trí, phát triển bình thường. Với trường hợp này viêm lợi trùm bao lâu thì khỏi sẽ không xác định được thời gian cụ thể. Thường thì viêm lợi trùm xảy ra trong một thời gian khi răng vẫn nằm trong nướu, khi răng đã mọc lên trên bề mặt nướu thì tình trạng viêm lợi trùm sẽ chấm dứt, nướu lợi hết sưng và khỏe mạnh như bình thường.
Tuy nhiên, đây là tình trạng khá hiếm gặp và nó vẫn có thể khiến cơn đau kéo dài trong suốt thời gian mọc răng (có thể tới vài năm). Hơn nữa, bệnh này cũng có thể không khỏi hẳn nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.
Còn đa số các trường hợp viêm lợi trùm khác thì đều cần nhổ răng khôn mới có thể điều trị triệt để bệnh lý. Do răng khôn không có bất kỳ vai trò gì trên cung hàm nên việc nhổ răng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa được biến chứng răng miệng nguy hiểm.
Ngoài ra, bệnh này có thể tự phát và có thể không khỏi hẳn nếu không uống thuốc hoặc sử dụng biện pháp nha khoa. Nếu để lâu dài không điều trị, có thể dẫn đến các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng. Chính vì vậy, khi có những dấu hiệu của viêm lợi trùm, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra liệu trình cụ thể phù hợp với bạn.
Đang bị viêm lợi trùm răng khôn có thể nhổ răng khôn được không?
Có không ít bạn có cùng chung câu hỏi, khi bị viêm lợi trùm thì có thể nhổ răng khôn được không. Theo các nghiên cứu gần đây đã chứng minh việc nhổ răng khôn lợi trùm bị viêm không hề có hại mà còn mang lại lợi ích trong việc tạo nên một đường lưu dẫn tự nhiên giúp viêm nhanh hồi phục.
Loại bỏ răng khôn được biết đến là phương pháp hữu hiệu nhất giúp giải quyết tình trạng lợi trùm bị viêm. Nhổ răng khôn sẽ đảm bảo tình trạng viêm lợi không quay lại nữa. Không chỉ điều trị dứt điểm viêm lợi. Việc loại bỏ bớt răng khôn sẽ giúp phần hàm có thêm khoảng trống. Nhờ đó, giúp bạn vệ sinh răng miệng một cách dễ dàng hơn. Vì vậy, nhổ răng khôn chính là phương pháp được các nha sĩ khuyến khích trong việc điều trị lợi trùm bị viêm.
Giá cắt lợi trùm răng khôn là bao nhiêu?
Chi phí cắt lợi trùm răng khôn bao nhiêu tiền, giá cắt nướu răng khôn bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như tình trạng viêm nặng hay nhẹ, số răng cần thực hiện cắt lợi trùm nếu bạn đã để chúng lây lan ra khu vực xung quanh răng khôn… Thông thường, chi phí cho tiểu phẫu cắt lợi trùm răng khôn sẽ dao động trong khoảng 500.000 – 1.000.000 vnđ/răng. Mức chi phí này cũng có thể cao hơn, tuỳ thuộc vào công nghệ tiểu phẫu được áp dụng những như trình độ nha sĩ thực hiện tiểu phẫu cho bạn. Tốt nhất, bạn hãy lựa chọn những trung tâm nha khoa đã có uy tín trong nghề, cùng cơ sở máy móc sạch sẽ, hiện đại, công nghệ cao để việc điều trị được đảm bảo an toàn, hiệu quả tuyệt đối.
Một số cách chữa viêm lợi trùm răng khôn tại nhà
Ngoài những cách điều trị chuyên nghiệp của Tây y thì người bệnh cũng có thể cải thiện triệu chứng, chữa trị viêm lợi trùm bằng mẹo dân gian đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần nhớ là mẹo vặt này chỉ có thể giảm đau, thuyên giảm các biểu hiện chứ không chữa khỏi hoàn toàn và triệt để.
Dùng mật ong chữa lợi trùm răng khôn
Mật ong từ lâu được xem là một trong những dược liệu có tác dụng kháng khuẩn vô cùng tốt. Bởi trong mật ong có nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm sưng, giảm viêm và hỗ trợ loại bỏ ổ viêm nhiễm vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Mỗi ngày sau khi đánh răng, bạn nên dùng một ít mật ong bôi lên vùng nướu viêm nhiễm, để nguyên trong 10 – 20 phút.
- Sau thời gian này thì súc miệng lại bằng nước ấm.
- Thực hiện hằng ngày còn giúp nướu và răng phòng tránh được nhiều căn bệnh về răng miệng và thuyên giảm bệnh viêm lợi trùm hiệu quả.
Dùng tỏi tươi chữa lợi trùm răng khôn
Với thành phần allicin trong tỏi tươi được xem như một loại kháng sinh tự nhiên có thể nhanh chóng khắc phục được tình trạng sưng viêm ở lợi răng. Chính vì vậy, nếu bạn đang bị viêm lợi trùm, biểu hiện đau nhức, sưng buốt răng có thể dùng tỏi tươi để cải thiện hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Bóc khoảng 1 củ tỏi tươi, rửa sạch và nghiền nát cùng một ít muối tinh, chắt lấy nước cốt.
- Dùng tăm bông thấm nước cốt tỏi chấm đều lên vùng nướu bị viêm nhiễm. Để nước cốt tỏi ngấm đều trong 15 – 20 phút.
- Sau đó, súc miệng lại bằng nước ấm để để loại bỏ mùi tỏi ra khỏi khoang miệng.
- Bạn có thể áp dụng mỗi ngày từ 3 – 5 lần hoặc những lúc lên cơn đau đều được.
Chăm sóc răng miệng sau khi xử lý viêm lợi trùm răng khôn đúng cách
Sau quá trình xử lý viêm lợi trùm răng khôn, vùng tổn thương sẽ tương đối nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi những tác nhân bên ngoài. Vì vậy, mọi người cần xây dựng một chế độ chăm sóc răng miệng đúng đắn để tổn thương nhanh chóng hồi phục. Sau đây là cách chăm sóc răng miệng đúng nhất bạn nên tham khảo:
Đánh răng
Đánh răng hằng ngày là một trong những việc làm thường xuyên của mỗi người. Đặc biệt, sau khi xử lý viêm lợi trùm, bạn có thể đánh răng khoảng 2-3 lần/ngày sau mỗi bữa ăn. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm mại. Lông bàn chải quá cứng làm ảnh hưởng đến niêm mạc, gây chảy máu.
- Thay bàn chải thường xuyên, khoảng 3-4 tháng/lần.
- Lựa chọn kem đánh răng phù hợp: chứa bạc hà để tạo cảm giác the mát, kháng khuẩn. Đồng thời làm dịu tổn thương sau khi xử lý viêm lợi trùm.
- Đánh răng đúng cách, với lực vừa phải, tránh tác động lực quá mạnh đặc biệt lên vị trí vừa xử lý viêm lợi trùm.
Chế độ ăn uống
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng đẩy nhanh quá trình lành thương. Một số loại thực phẩm nên ăn, kiêng ăn mà bạn cần biết:
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm giàu chất xơ và vitamin như: rau xanh, bơ, chuối,…
- Thực phẩm giàu canxi và khoáng chất như: thịt, cá, sữa,…
- Các thực phẩm nên được chế biến dưới dạng lỏng, dễ nhai nuốt. Điều đó giúp làm giảm lực tác động lên phần lợi bị viêm.
Thực phẩm kiêng ăn:
- Thực phẩm chứa nhiều đường. Bánh kẹo do đường là môi trường ưa thích của vi khuẩn, có hại cho răng miệng.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Sử dụng các chất kích thích: cà phê, thuốc lá, rượu, bia,…
- Sử dụng thức ăn khi còn ấm. Không nên dùng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, ảnh hưởng xấu đến phần lợi bị tổn thương
Súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp
Đánh răng chưa loại bỏ hết được vi khuẩn còn ẩn nấp trong các kẽ răng hoặc những vị trí mà bàn chải khó tiếp cận được. Đồng thời, sau ăn, thức ăn sẽ bám nhiều vào răng, lâu dần tích tụ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây ra nhiều vấn đề về răng miệng: sâu răng, nhiễm trùng,….
Vì vậy việc súc miệng bằng dung dịch kháng khuẩn sau đánh răng hoặc ăn uống là điều cần thiết. Một số dung dịch súc miệng phổ biến hiện nay như: nước súc miệng NaCl, nước súc miệng Listerine, nước súc miệng povidone iod 1%,….
Với trường hợp vừa được xử lý viêm lợi trùm, khi lựa chọn dung dịch kháng khuẩn cần lưu ý:
- Khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh răng miệng nhanh và mạnh.
- Dịu nhẹ với vị trí tổn thương, không kích ứng niêm mạc miệng.
- An toàn với cơ thể.
Trên đây là những thông tin về Viêm lợi trùm răng khôn. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc, tư vấn vui lòng liên hệ số hotline để được tư vấn ngay nhé.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%