Viêm chân răng ở trẻ – bệnh lý nguy hiểm bố mẹ cần chú ý
Viêm chân răng ở trẻ là bệnh lý thường gặp, chúng gây ra những cơn đau nhức, khó khăn cho ăn nhai. Viêm chân răng ở trẻ nguyên nhân do đâu và cách điều trị thế nào? Để làm rõ các vấn đề này, bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân gây viêm chân răng ở trẻ
Viêm chân răng hay còn gọi là viêm nướu là tình trạng nướu bị tổn thương, nhiễm trùng do sự tấn công của vi khuẩn. Biểu hiện của bệnh lý này là vùng nướu bị sưng đỏ, lợi đổi màu từ đỏ tươi sang đỏ thẫm, kèm theo tình trạng chảy máu chân răng và mùi hôi khó chịu.
Viêm chân răng không chỉ xảy ra với người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể mắc phải bệnh lý này. Nguyên nhân gây viêm chân răng được xác định do:
Vệ sinh răng miệng không đúng cách gây viêm chân răng ở trẻ:
Chế độ vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công nướu gây tổn thương. Lúc này, nướu trở nên nhạy cảm hơn, tình trạng chảy máu chân răng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả khi không có bất cứ tác động nào máu vẫn có thể chảy.
Thói quen ăn uống không đúng cách:
Việc cho trẻ sử dụng nhiều đồ ăn ngọt, đồ chiên rán, nước ngọt…mà không vệ sinh kỹ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng sâu răng, mòn răng, viêm chân răng.
Nguyên nhân khác:
Bên cạnh những nguyên nhân trên thì viêm chân răng còn xuất phát từ một số những nguyên nhân sau: Thiếu chất dinh dưỡng (canxi, magie, vitamin C,…), sử dụng thuốc không đúng cách.
2. Trẻ bị viêm chân răng có mủ có nguy hiểm không?
Trẻ bị viêm chân răng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất dinh dưỡng. Viêm chân răng không chỉ gây đau rát, khó chịu, ăn uống khó khăn mà nếu tình trạng này kéo dài còn khiến cơ thể trẻ bị suy nhược.
Đặc biệt, trường hợp viêm chân răng nghiêm trọng có thể dẫn tới tụt lợi, chân răng lộ ra ngoài khiến răng trở nên nhạy cảm, ê buốt khi ăn nhai thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Đối với trẻ em đang mọc răng sữa, nếu viêm nướu không được điều trị kịp thời sẽ đẩy nhanh quá trình rụng răng. Việc răng sữa rụng sớm có thể làm thay đổi vị cấu trúc răng vĩnh viễn, bởi răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Bệnh quá nặng, không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như viêm xương răng, tiêu xương, tụt nướu.
Khi trẻ có dấu hiệu viêm lợi, viêm chân răng thì bố mẹ cần chú ý tới sức khoẻ của trẻ, đưa trẻ đến thăm khám nha kha càng sớm càng tốt.
3. Điều trị dứt điểm viêm chân răng ở trẻ
Khi bố mẹ phát hiện trẻ bị chân răng thì cần đưa trẻ đến nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ sử dụng một trong hai phương pháp dưới đây để khắc phục, tuỳ vào từng tình trạng nặng nhẹ khác nhau:
3.1 Sử dụng thuốc kháng viêm
Để cải thiện tình trạng viêm nhiễm của trẻ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm giúp kiểm soát vùng viêm nhiễm. Tuy nhiên, cơ thể trẻ em sức đề kháng không tốt như người lớn nên cần một liều lượng thuốc phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ.
3.2. Lấy cao răng giúp điều trị viêm chân răng ở trẻ
Lấy cao răng là biện pháp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám cao răng ra khỏi bề mặt răng một cách nhanh chóng. Cao răng là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho răng miệng, đặc biệt là viêm chân răng.
Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ là điều vô cùng cần thiết, sau khi điều trị viêm chân răng bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chải răng, vệ sinh răng miệng đúng khoa học cùng chế độ dinh dưỡng đầy đủ.
4. Cách phòng ngừa viêm chân răng ở trẻ
Thay vì tìm cách chữa bệnh thì bố mẹ nên giúp trẻ phòng ngừa viêm chân răng bằng một số biện pháp dưới đây:
4.1 Vệ sinh răng miệng cho trẻ
Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, bố mẹ có thể vệ sinh bằng cách dùng gạc có thấm trà xanh sau đó chà vào răng và nướu. Bố mẹ cần lưu ý vệ sinh nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến vùng niêm mạc của trẻ.
Với trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho trẻ làm quen với kem đánh răng, hướng dẫn trẻ chải răng hàng ngày. Kết hợp sử dụng nước súc miệng để giúp trẻ có một hàm răng khỏe mạnh. Trong giai đoạn trẻ mới tập đánh răng bố mẹ cần sát sao, tránh để trẻ nuốt phải kem đánh răng hoặc nước súc miệng sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Lưu ý: Nên lựa chọn cho bé bàn chải lông mềm để việc vệ sinh không làm tổn thương đến lợi của trẻ. Đồng thời, thay bàn chải đánh răng thường xuyên 3 tháng/lần.
4.2 Chế độ ăn uống
Tăng cường vitamin và khoáng chất cho trẻ bằng việc xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và hoa quả. Hạn chế các món ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt như: Socola, nước có ga…và các loại đồ ăn vặt.
4.3 Khám răng định kỳ cho trẻ
Đây là việc làm cần thiết để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng (nếu có). Bố mẹ nên cho con thăm khám răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần.
Viêm chân răng là bệnh lý không thể xem nhẹ, nếu khách hàng muốn điều trị bệnh lý này thì đừng quên liên hệ với nha khoa Singae nhé!
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%