8+ Kiến thức về [ Viêm lợi ] bạn cần biết – Nguyên nhân và cách điều trị
Hơi thở bạn có mùi? Bạn đang thắc mắc viêm lợi có triệu chứng như thế nào? Một số loại thuốc chữa viêm lợi hiệu quả hay cách chữa viêm lợi cho trẻ tại nhà? Cùng Singae Dental tìm hiểu ở bài viết này nhé.
Viêm lợi là gì?
Lợi khoẻ mạnh thường săn chắc, có màu hồng nhạt. Lợi bị viêm sẽ chuyển sang màu thẫm hơn bởi vi khuẩn, viêm nhiễm bên ngoài tác động.
Bệnh viêm lợi (hay viêm nướu) chủ yếu do mảng bám trên răng làm kích ứng gây mẩn đỏ dẫn đến sưng nướu. Bệnh viêm nướu là bệnh lý phổ biến, rất dễ phát hiện và điều trị. Tuy nhiên nhiều khách hàng chủ quan và cho rằng viêm lợi có thể tự khỏi nên không chữa. Nếu không được chữa kịp thời bệnh có thể chuyển sang giai đoạn chảy máu lợi, nặng hơn thì bị rụng răng.
Xem thêm: 10+ Mẹo chữa viêm lợi chảy máu chân răng ngay tại nhà
Nguyên nhân gây nên viêm lợi
– Ăn uống, sinh hoạt không khoa học.
Chế độ ăn không khoa học: Thường xuyên ăn đồ ngọt, ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh khiến lợi bị viêm nhiễm. Hút thuốc lá, uống bia rượu…cũng là những thói quen không tốt cho răng. Răng có thể hình thành các mảng bám dẫn tới tình trạng viêm nướu.
– Chải răng không đúng cách
Từ trước đến nay chúng ta thường chải răng sai cách mà không nhận ra. Theo chuyên gia nha khoa, chải răng ngang sẽ không thể lấy sạch các thức ăn thừa, mảng bám còn sót lại trên răng. Chải răng đúng cách là chải thành vòng tròn hoặc chải dọc thì mới lấy được hết thức ăn thừa.
Do vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám răng.
Những mảng bám trên răng, cao răng tồn tại lâu trong khoang miệng chính là nguyên nhân trực tiếp khiến lợi bị viêm. Những mảng bám có chứa vi khuẩn, tại đây vi khuẩn có cơ hội tấn công đến tận chân răng và sản sinh ra Enzym phá huỷ sự liên kết của các biểu mô và dẫn tới tình trạng viêm.
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Khi bầu bí, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, trong đó có sự thay đổi về nội tiết tố. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của lợi và gây viêm nhiễm.
Người bị bệnh tiểu đường.
Những trường hợp này, người bệnh không kiểm soát được lượng đường huyết làm áp lực mạch máu tăng lên và đồng thời giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến lợi khiến lợi bị yếu và dễ nhiễm khuẩn.
Các triệu chứng khi bị viêm lợi
– Lợi chuyển màu đỏ thẫm, sưng đỏ, khi chạm vào sẽ đau.
– Tổ chức chân răng lỏng. Lợi không bám vào răng
– Dễ chảy máu khi đánh răng, chảy màu tự nhiên
– Miệng có mùi hôi.
Xem thêm: Top 10+ [ Thuốc chữa viêm lợi ] có hiệu quả tốt nhất
Biến chứng của viêm lợi
Nếu không điều trị, viêm nướu có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của của người bị viêm.
– Viêm nướu trong thời gian dài sẽ gây rụng răng, mất răng.
– Làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim, viêm phổi.
– Trẻ sơ sinh có mẹ bị viêm nướu, khi sinh ra sẽ có cân nặng nhẹ hơn những đứa trẻ có mẹ khoẻ mạnh.
Một số thuốc chữa viêm nướu
♦Thuốc Metronidazol Stada chữa viêm lợi
Giá tham khảo: 11.000 VNĐ/ Hộp 2 vỉ (7 viên/ vỉ)
♦Thuốc PerioKin chữa viêm nướu
Giá tham khảo: 100.000 VNĐ/ Tuýp
♦ Thuốc kháng sinh Ciprofloxacin chữa viêm lợi
Giá tham khảo: 147.000 VNĐ/ Hộp
♦ Thuốc Erythromycin chữa viêm lợi
Giá tham khảo: 215.000 VNĐ/Hộp
♦ Thuốc bôi Dentosmin P chữa viêm nướu
Giá tham khảo: 200.000 VNĐ/Hộp
♦ Thuốc trị viêm nướu dạng bôi Emofluor Gel
Giá tham khảo: 210.000 VNĐ/Tuýp
♦ Thuốc Naphacogyl chữa viêm lợi
Giá tham khảo: 20.000 VNĐ/Hộp
♦ Kem bôi viêm Metrogyl Denta
Giá bán tham khảo: 30.000 VNĐ/ tuýp
♦ Kháng sinh chống viêm nướu Amoxicillin chữa viêm lợi
Giá bán tham khảo: 95.000 VNĐ/ hộp
♦ Thuốc uống trị viêm nướu Azithromycin chữa viêm nướu
Giá bán tham khảo: 74.000 VNĐ/ hộp 200mg
♦ Thuốc chấm viêm nướu sindolor
Giá bán tham khảo: 10.000 VNĐ/lọ
Một số cách chữa viêm nướu tại nhà
Đã có rất nhiều bạn đọc gửi mail tới Singae Dental để hỏi về mẹo chữa viêm lợi tại nhà. Các bạn có thể thảm khảo một số cách dưới đây mà singae Dental tìm được
Sử dụng nước muối chữa viêm nướu tại nhà
Nước muối có tính sát khuẩn cao, dùng nước muối để vệ sinh răng miệng là một trong những cách chữa viêm lợi dễ dàng, đơn giản nhất. Bạn có thể pha một chút muối vào cốc nước ấm và súc miệng 3 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn và những mảng bám trên răng.
Nước cốt chanh chữa viêm lợi
Trong nước chanh có chứa thành phần kháng viêm, có tác dụng trong việc chữa lành các bệnh nhiễm trùng răng nướu. Hơn nữa, chanh chứa hàm lượng vitamin C cao, có thể giúp nướu răng chống lại các vi khuẩn gây viêm nhiễm.
Bạn chỉ cần vắt nước cốt chanh ra cốc, hòa thêm một chút muối, khuấy đều, sau đó thoa hỗn hợp này lên răng và để trong vài phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch.
Lô hội giúp chữa viêm nướu tại nhà
Lô hội còn gọi là nha đam, có khả năng chữa viêm nướu rất tốt. Bạn lấy một chút gel lô hội xoa trực tiếp lên vùng lợi bị viêm. Hoặc có thể dùng lô hội ép nước uống hàng ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng sưng tấy khi bị viêm lợi.
Dầu quế hoặc dầu đinh hương tốt cho người bị viêm lợi
Đây là phương thuốc trị viêm nướu tuyệt vời. Bạn có thể thoa trực tiếp dầu quế vào chỗ lợi đang bị viêm hàng ngày. Bạn cũng có thể nhai lá đinh hương tươi hoặc rắc bột quế vào nước và uống.
Sử dụng mật ong chữa viêm lợi
Đặc tính của mật ong là kháng khuẩn và khử trùng nên có tác dụng tốt trong việc điều trị nhiễm trùng. Ngay sau khi đánh răng, hãy lấy một lượng nhỏ mật ong để chà xát vào vùng nướu bị viêm. Chỉ sau vài ngày bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Việc đánh răng đúng cách cũng phần nào giúp bạn cải thiện viêm lợi. Đảm bảo đánh răng đều đặn hàng ngày từ 2- 3 lần. Sau khi đánh răng nên kết hợp với nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám sau khi ăn.
Tổng hợp các cách phòng tránh bệnh viêm lợi
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần phòng tránh để không mắc viêm nướu
Vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày
Theo các chuyên gia cho thấy hầu hết mọi người chỉ dành ít hơn 1 phút mỗi ngày cho việc vệ sinh răng miệng. Đây là khoảng thời gian quá ngắn để kịp đánh bay vi khuẩn trong khoang miệng. Do đó, việc vệ sinh răng miệng sẽ không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Theo lời khuyên của nha sĩ, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần đánh răng kéo dài 3 phút để đảm bảo tất cả những chiếc răng tận sâu bên trong cũng được vệ sinh sạch sẽ.
Nên ưu tiên những loại kem đánh răng có khả năng chống mảng bám. Vì mảng bám là đầu mối gây viêm lợi, viêm chân răng.
Chải răng đúng cách giúp phòng ngừa viêm nướu
Thông thường mọi người chỉ có thói quen chải răng theo chiều ngang, cách chải răng này không những không giúp loại bỏ vi khuẩn một cách tối ưu mà còn gây hại men răng. Bạn nên chải theo chiều dọc hoặc vòng tròn để đảm bảo răng sẽ được vệ sinh hoàn toàn.
Vệ sinh lưỡi thường xuyên
Nhiều người vệ sinh răng rất kỹ nhưng lại bỏ qua lưỡi. Đây được coi là môi trường trú ngụ lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi, nảy nở, gây nên hơi thở nặng mùi hoặc làm tăng nguy cơ viêm nướu, sâu răng.
Thăm khám định kỳ
Bạn nên lấy cao răng định kỳ 2 lần/ năm để loại bỏ sạch những mảng bám trên răng. Việc thăm khám định kỳ còn giúp khách hàng phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của răng.
Một số cách chữa viêm lợi cho trẻ em
Khi trẻ có những triệu chứng của bệnh viêm lợi, cha mẹ không nên tự ý điều trị mà cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Các phương pháp điều trị viêm nướu ở trẻ bao gồm:
Loại bỏ mảng bám và cao răng
Với trẻ em, bạn cũng cần cho bé đi lấy cao răng định kỳ như người lớn. Bạn có thể đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa lấy cao răng. Sau khi làm sạch răng trẻ sẽ được các nha sĩ sẽ hướng dẫn trẻ cách chải răng và sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh hằng ngày.
Dùng thuốc kháng sinh
Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng viêm nặng, bạn nên điều trị cho trẻ bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, dùng thuốc phải theo sự chỉ định của bác sĩ.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn, bạn có thể tự pha chế nước muối và cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày.
Súc miệng bằng tinh dầu sả
Việc súc miệng bằng tinh dầu sả sẽ giúp cải thiện mùi hôi miệng ở trẻ. Tuy nhiên khi sử dụng tinh dầu sả bạn nên pha loãng với nước để tránh gây kích ứng lợi.
Cách thực thực hiện:
– Pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả với khoảng 225 ml nước.
– Súc miệng bằng dung dịch trong vòng khoảng 30 giây.
– Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
Trên đây là những thông tin bổ ích về các cách phòng tránh viêm nướu cũng như một số loại thuốc chữa viêm nướu hiệu quả. Nếu bạn còn có thắc mắc nào về vấn đề này đừng quên liên hệ với nha khoa Singae để được tư vấn kỹ hơn.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%