[Giải đáp] Viêm lợi sưng má phải làm sao? Cách chữa như thế nào?

Ngày:03/08/2024

Bạn bị viêm lợi sưng má? Bạn cảm thấy đau nhức khó chịu? Bạn không biết bị viêm lợi sưng má có nguy hiểm không? Và cách chữa trị nào là hiệu quả nhất? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé! 

Một vài triệu chứng khi bị viêm lợi

Giai đoạn đầu

Ở những giai đoạn đầu, nếu không để ý sẽ rất khó để phát hiện những sự bất thường của lợi. Lợi sưng hơn, chuyển từ hồng nhạt đến đỏ thẫm. Đặc biệt lợi sẽ rất nhạy cảm, dễ chảy máu khi đánh răng. Ở giai đoạn này, tuy lợi có sưng tấy nhưng chân răng vẫn khá chắc chắn và không có các tổn thương về xương hay mô.

Viêm lợi sưng má
Trong giai đoạn đầu viêm lợi, lợi bị sưng đỏ

Đây là thời điểm không quá khó khăn để điều trị bệnh. Người bệnh có thể khắc phục bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kết hợp với súc miệng bằng nước muối. Đây là cách đơn giản và nhanh nhất. Đồng thời, ở giai đoạn này không nên dùng tăm để tránh làm tổn thương lợi, thay vào đó bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa  để làm sạch thức ăn trên răng. 

Giai đoạn sau

Khi bị viêm lợi mà không được điều trị kịp thời, đúng cách, thì tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng hơn và quá trình điều trị cũng phức tạp, khó khăn hơn. 

Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những triệu chứng ở giai đoạn này như: Tụt lợi, lợi không ôm lấy răng…tạo ra các khoảng trống, lỗ hổng quanh răng. Khi này thức ăn rất dễ giắt lại, gây nhiễm trùng. Cũng chính vì vậy mà răng có thể sẽ xuất hiện mủ trắng ở chân răng. 

Viêm lợi sưng má
Tụt lợi để lộ chân răng – biến chứng của viêm lợi

Ở giai đoạn này, lợi vẫn sưng đỏ, chảy máu, gây đau nhức và  sưng cả má. Miệng cũng bắt đầu xuất hiện các hơi thở có mùi. Trường hợp viêm lợi lâu ngày, chân răng sẽ dần lộ ra, rất mất thẩm mỹ. Các lỗ hổng ngày càng sâu thì xương hàm càng bị phá hủy. Khi răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và rụng mất. 

Xem thêm: 8+ Kiến thức về [ Viêm lợi ] bạn cần biết. Nguyên nhân cách điều trị

Nguyên nhân nào dẫn đến viêm lợi sưng má?

Viêm lợi xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan trong cơ thể và nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài. 

– Không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên: Mảng bám, cao răng do vệ sinh răng miệng  không sạch là nguyên nhân chính gây viêm lợi. Thức ăn thừa dính lại ở kẽ răng đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công chân răng. Chúng sản sinh enzyme phá hủy liên kết giữa mô và răng, khiến cho liên kết này trở nên lỏng lẻo. 

Viêm lợi sưng má
Cao răng hình thành do không vệ sinh đúng cách

– Chế độ ăn thiếu chất: Việc không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng làm cho răng miệng trở nên yếu hơn. Vi khuẩn dễ dàng tấn công và lây lan trên trong khoang miệng gây viêm lợi sưng má

– Khô miệng (Giảm tiết nước bọt):  Có thể bạn chưa biết việc răng miệng bị khô là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý về miệng, trong đó có cả bệnh viêm lợi. Lượng nước bọt tiết ra không đủ, không thể giữ mức axit trong miệng ổn định, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây viêm phát triển nhanh hơn. 

– Do sức đề kháng của cơ thể suy giảm: Khi hệ miễn dịch suy giảm thì khả năng chống lại vi khuẩn gây hại từ bên ngoài cũng sẽ yếu hơn. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm lợi 

Viêm lợi bị sưng má có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia nếu được điều trị kịp thời thì đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Nhưng nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm sau: 

Mất răng:

Viêm lợi ở giai đoạn nặng dẫn đến viêm nha chu, từ đó sẽ làm cho răng lung lay do tiêu xương ổ răng  và giãn dây chằng quanh răng.

Viêm lợi sưng má
Mất răng do viêm lợi

Trở ngại trong việc ăn nhai:

Viêm lợi bị sưng má sẽ khó khăn để há miệng, ăn nhai tự nhiên. Khách hàng sẽ chán ăn hoặc ăn không ngon miệng, bỏ bữa. Dẫn tới người mệt mỏi, sốt cao. 

Ảnh hưởng đến giao tiếp:

Sưng miệng sẽ khiến người bệnh khó phát âm, há miệng khó, mất thẩm mỹ. Vì vậy mà khách hàng thường không tự tin để giao tiếp khi răng bị đau nhức. 

Ngoài ra hiện tượng viêm lợi sưng má còn có thể liên quan đến một số bệnh lý nguy hiểm như:

Bệnh tim:

Viêm lợi nghiêm trọng có thể là dấu hiệu cho thấy chức năng tim mạch bị kém và có nguy cơ đau tim cao.

Bệnh tiểu đường:

  Tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi sưng má ở người bị tiểu đường mà cao hơn so với những người bình thường. Do, người bệnh tiểu đường có sức đề kháng yếu, dễ bị nhiễm trùng. 

Viêm khớp dạng thấp:

Thông thường những người bị viêm khớp dạng thấp sẽ có nhiều khả năng bị viêm lợi sưng má, đồng thời có nguy cơ mất răng cao hơn.

Nguy cơ sinh non cao:

Hiện tượng đau lợi sưng má là biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Điều đó làm gia tăng nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai.

Xem thêm: 10+ Mẹo chữa viêm lợi chảy máu chân răng ngay tại nhà

Cách chữa viêm lợi bị sưng má tại nhà

Mẹo dân gian điều trị tại nhà

Viêm lợi có nhiều cách chữa, trong đó các mẹo chữa dân gian được ưa chuộng hơn cả vì nguyên liệu lành tính, cách thực hiện đơn giản. Dưới đây là một số cách chữa chứng viêm lợi sưng má  tại nhà bạn có thể tham khảo: 

– Dùng gừng và tỏi: Bạn chỉ cần sử dụng một nhánh gừng, 1 củ tỏi đập dập và đắp vào khu vực bị viêm sưng hoặc đắp lên bên ngoài má bị sưng. Thực hiện đều đặn như vậy 2 – 3 lần/ngày, bạn sẽ thấy vùng lợi bị đau thuyên giảm rõ rệt, má sưng cũng sẽ giảm hẳn. 

– Dùng nước muối: Bạn có thể sử dụng nước muối để giảm bớt sự khó chịu do viêm lợi. Pha loãng muối  hạt với nước ấm để súc miệng đều đặn 2 – 3 lần/ ngày, bạn sẽ cảm nhận được lợi khoẻ lên từng ngày. 

– Vỏ trứng chữa đau lợi sưng má: Thành phần Canxi Cacbonat có trong vỏ trứng sẽ bổ sung khoáng chất cho men răng. Bạn cần làm sạch vỏ trứng trước khi đun sôi, rồi sấy khô để nghiền thành bột. Sau đó, tiến hành trộn bột này với baking soda và dầu dừa để làm thành kem đánh răng hàng ngày. 

Chua nhieu benh cuc tot tu than duoc vo trung 1 1560912188 109 width600height320

Điều trị viêm lợi sưng má tại nhà bằng các loại thuốc Tây

Ngoài các cách làm trên, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc Tây Y để điều trị viêm nướu răng. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như: 

– Nhóm thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường mang lại hiệu quả tức thì. Bạn có thể tìm mua  spiramycin kết hợp với metronidazol để tăng cường thêm hiệu quả. 

– Nhóm thuốc chống viêm: Thành phần chính của nhóm thuốc này chủ yếu là  chymotrypsin hoặc corticoid, mang lại công dụng giảm các triệu chứng sưng viêm. 

– Nhóm thuốc giảm đau: Đối với các trường hợp đau nhức nghiêm trọng, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định dùng thêm các loại thuốc giảm đau có chứa thành phần paracetamol. 

Bài thuốc đông y điều trị viêm lợi sưng má 

Các tài liệu về y học cổ truyền cũng ghi lại một số bài thuốc khắc phục tình trạng viêm lợi. Thành phần chủ yếu là các vị thảo dược trong tự nhiên, tuyệt đối an toàn,  bạn có thể tham khảo, cụ thể như sau: 

Dùng hoa mộc: Chuẩn bị 11g hoa mộc, 10g lá nhãn, 8g lá lốt, 200ml rượu trắng, 8g vỏ cây hoa đại.  Tất cả đun sôi cùng với rượu trắng trong khoảng 5 – 10 phút rồi chắt lấy phần nước,  để nguội. Mỗi khi sử dụng dùng bông gòn thấm phần thuốc rồi chấm vào vùng lợi bị sưng.

Bài thuốc với rau má và lá hương nhu:  Bài thuốc này sẽ cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu hơn bao gồm: 24g rau má, hương nhu 18g,  10g hoàng liên, đương quy 12g, cam thảo 12g, đan sâm 16g, hoàng cầm 10g, chi tử 12g. Tất cả đem sắc với nước lọc theo tỷ lệ 3: 1, có nghĩa là cứ 3 bát nước thì giữ lại 1 bát. Một thang thuốc như vậy, sắc được đến lần thứ 3 mới cần thay nước mới.  Thuốc được uống 3 lần/ngày vào các buổi sáng, trưa tối và sau ăn 30 phút. 

Mách mẹ cách chữa sốt cho con bằng rau má

Lưu ý trong quá trình điều trị viêm lợi sưng má

Viêm lợi sưng má không phải phải là tình trạng quá nghiêm trọng nên người bệnh không cần quá lo lắng . Viêm lợi hoàn toàn có thể khắc phục nếu điều trị sớm. Một vài lưu ý trong quá trình điều trị viêm lợi để tránh bệnh diễn biến nặng hơn mà bạn cần chú ý như sau: 

Chú ý chế độ ăn uống

Trong thời gian điều trị chế độ ăn uống cũng rất cần được quan tâm, vì vậy bạn nên:

– Ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt như: cháo, súp và hạn chế đồ ăn quá cứng, quá dai, đồ ăn cay nóng.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường như: Bánh kẹo, nước ngọt có ga…

– Không nên sử dụng các chất kích thích gây hại cho lợi như: Rượu bia, thuốc lá, cà phê…

– Bổ sung các loại  vitamin, khoáng chất từ rau củ, hoa quả hoặc các loại nước ép.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, bạn nên vệ sinh răng miệng đều đặn, đúng cách.

– Duy trì thói quen đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm và thao tác nhẹ nhàng để tránh tình trạng nướu bị tổn thương thêm. Sau mỗi bữa ăn nên súc miệng bằng nước muối để loại bỏ hết thức ăn thừa. 

– Thay vì dùng tăm xỉa thì nên dùng chỉ nha khoa để hạn chế làm tổn thương đến nướu. 

– Riêng vị trí má bị sưng tấy, nên sử dụng bông gạc mềm và nước muối để vệ sinh nhẹ nhàng, tránh để lông bàn chải tác động vào vết thương. 

chi nha khoa 3

Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ

Trong quá trình điều trị viêm lợi bạn cần kiểm tra răng miệng thường xuyên để bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng bệnh đang tiến triển ở mức độ nào để có kế hoạch điều trị hợp lý. Không nên dừng điều trị sau khi thấy có một vài dấu hiệu tiến triển tốt, mà cần xử lý triệt để. 

Viêm lợi sưng má
Thăm khám sức khoẻ

Viêm lợi sưng má nên ăn gì?

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm sạch những mảng bám tồn đọng ở chân răng. Đồng thời, các chất này còn góp phần tăng hoạt động của tuyến nước bọt. Nước bọt tiết ra nhiều sẽ khắc phục tình trạng khô miệng giúp rửa trôi các vi khuẩn có khoang miệng. 

Vì vậy các bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như:  Súp lơ, cần tây rau xà lách, các loại rau quả tươi, các loại đậu ( đậu đỏ, đậu đen,…)… Đây đều là những thực phẩm rất dễ kiếm, dễ sử dụng và hiệu quả an toàn. 

Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C

Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn có hại và làm lành các tổn thương ở nướu. 

Vì vậy, những người bị viêm lợi sưng má nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C như: ổi, cam, chanh, quýt,… ​​

Bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày

Gừng được xem như một vị thuốc điều trị bệnh nhiễm trùng vô cùng hiệu quả. Trong thực phẩm này có chứa các hợp chất chống viêm, ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn có hại cho răng miệng.

Những người bị viêm lợi nên bổ sung nhiều gừng trong các bữa ăn hàng ngày để làm lành các ổ viêm ở nướu. Bạn cũng có thể pha trà gừng với mật ong để uống mỗi ngày.

Bị viêm lợi nên ăn tỏi tươi

Tỏi chứa một lượng lớn Allicin, đây là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Vì vậy,  bạn nên bổ sung vào tỏi vào trong các món ăn hàng ngày, chúng sẽ giúp bạn làm giảm sưng vùng má một cách đáng kể. 

Thực phẩm chứa acid lactic

Một số loại thực phẩm có chứa acid lactic như: sữa chua, bánh mì, sữa bò tươi,… Acid Lactic ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, còn giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh ở răng miệng và tăng cường hệ miễn dịch.  Vì vậy, những người bị viêm lợi nên ăn nhiều thực phẩm chứa acid lactic để nhanh lành bệnh.

an sua chua tot cho phu nu 1

Uống nước mật ong và chanh

Mật ong và chanh đều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm tốt và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Khi kết hợp cả hai loại thực phẩm này sẽ tạo thành một thức uống giúp cải thiện tình trạng viêm, sưng cho nướu. Bạn nên pha nước chanh kết hợp với mật ong để uống mỗi ngày.

 Uống trà mỗi ngày

Bạn có thể sử dụng cả trà xanh và trà đen đều được. Trong những loại trà này có chứa polyphenols có tác dụng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hại có ở nướu răng. Do vậy, những người bị viêm lợi nên uống trà đều đặn mỗi ngày để có thể đẩy lùi căn bệnh viêm lợi.

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp tất tần tật các thông tin về viêm lợi sưng má cũng như cách trị sưng má hiệu quả. Quý độc giả vẫn đang gặp khó khăn trong việc điều trị viêm lợi có thể liên hệ với phòng khám Singae để được tư vấn cụ thể. 

Bài viết liên quan