Trẻ em bị chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh gì?

Ngày:03/08/2024

Trẻ em bị chảy máu chân răng là biểu hiện của bệnh gì? Trẻ em bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không? Chảy máu chân răng ở trẻ em điều trị thế nào?… Nếu khách hàng có cùng băn khoăn này thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

1. Nguyên nhân trẻ em bị chảy máu chân răng? 

Chảy máu chân răng là tình trạng nướu hoặc vùng nướu bị tổn thương. Ban đầu là những tổn thương nhẹ tới mô mềm nhưng nếu không được phát hiện sớm, vi khuẩn sẽ phát triển và gây chảy máu chân răng.  

1.1. Bệnh lý răng miệng 

Một trong những nguyên nhân chính gây chứng chảy máu chân răng ở trẻ là viêm nướu, viêm nha chu. Đây là hai bệnh lý phổ biến, được hình thành do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách. Hậu quả khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh, các vi khuẩn này gây viêm và sản sinh ra độc tố khiến nướu trở nên nhạy cảm, dễ chảy máu. Viêm nướu không được điều trị thời kịp sẽ dẫn đến viêm nha chu, tụt nướu, khiến răng bị lung lay.

Với trẻ em chưa mọc đầy đủ răng, tình trạng chảy máu chân răng là nguy cơ ảnh hưởng đến các răng vĩnh viễn sau này. 

Trẻ em bị chảy máu chân răng

1.2. Mọc răng 

Trong quá trình răng nhú lên khỏi nướu sẽ kèm theo triệu chứng sưng nướu và sốt. Lúc này, nếu cha mẹ không vệ sinh răng sạch sẽ cho trẻ thì rất dễ gây viêm lợi và chảy máu chân răng.

1.3. Thiếu chất dinh dưỡng 

Sự thiếu hụt vitamin C, vitamin K, vitamin B2, canxi, kẽm, photpho… là một trong những nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở trẻ em. Đây là những dưỡng chất quan trọng giúp răng nướu chắc khỏe, đặc biệt là vitamin C, thiếu đi chất này cơ thể sẽ không thể tổng hợp được collagen thông qua quá trình chuyển hóa lysine và proline. Từ đó dẫn đến hiện tượng vết thương lâu lành, xuất huyết ở một số vị trí trên nướu và chân răng. 

1.4. Dùng bàn chải lông cứng 

Nướu của trẻ tương đối mỏng, việc sử dụng bàn chải lông cứng, xù quá mức gây xước nướu trong quá trình vệ sinh gây ra chảy máu chân răng. Vì thế, việc lựa chọn bàn chải mềm, phù hợp với răng nướu của trẻ cũng là điều bố mẹ hết sức chú ý. 

Trẻ em bị chảy máu chân răng
Bàn chải đánh răng cứng gây chảy máu chân răng

1.5. Sử dụng thuốc gây tác dụng phụ 

Với những trẻ thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm sẽ có tỉ lệ bị chảy máu chân răng cao hơn. Bởi những loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như giảm khả năng đông máu, tăng nguy cơ chảy máu chân răng.  

2. Trẻ em bị chảy máu chân răng có nguy hiểm không? 

Trẻ em bị chảy máu chân răng sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, khiến trẻ đau nhức vùng nướu và biếng ăn. Không những thế chảy máu chân răng còn ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ quấy khóc hơn. 

Chảy máu chân răng nếu xuất phát từ bệnh lý răng miệng thì cần điều trị nha khoa là bệnh tình sẽ được cải thiện. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác, như:  

  • Bệnh về máu: Một số bệnh về máu bố mẹ cần chú ý như: Giảm tiểu cầu, thiếu canxi, ung thư máu, máu khó đông… 
  • Bệnh về gan
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim mạch: Các bệnh như nhồi máu cơ tim cũng có các biểu hiện chảy máu chân răng. Khi lưu lượng máu thay đổi làm tim gián đoạn, các tế bào tim bị ảnh hưởng, dễ dẫn tới đột quỵ. 

Do đó, khi phát hiện trẻ có triệu chứng chảy máu chân răng thì bố mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ nha khoa để có phác đồ điều trị phù hợp. 

Trẻ em bị chảy máu chân răng

3. Trẻ em bị chảy máu chân răng điều trị thế nào? 

Để chữa chảy máu chân răng ở trẻ em bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp cụ thể như sau:

3.1 Dùng thuốc chữa chảy máu chân răng ở trẻ em 

Sử dụng thuốc là biện pháp giúp giảm chảy máu chân răng nhanh chóng. Bố mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở nha khoa để bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng chảy máu chân răng. 

Hằng ngày, bố mẹ có thể dùng gạc để vệ sinh miệng với Nacl 0,9%. Nên vệ sinh một cách nhẹ nhàng, tránh tổn thương đến vùng nướu bị viêm.  

20211025 100145 341535 tre em uong nhieu t.max 1800x1800 1

3.2 Bổ sung Vitamin

Bố mẹ có thể bổ sung Vitamin cho trẻ bằng cách thay đổi thực đơn với đầy đủ chất dinh dưỡng hơn. Việc bổ sung Vitamin sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa chảy máu chân răng. 

3.3 Lấy cao răng

Đối với trẻ mọc răng vĩnh viễn thì việc điều trị cần được tiến hành sớm để đảm bảo răng thật cho trẻ. Cao răng là một trong những nguyên nhân gây viêm nướu, chảy máu chân răng. Chính vì vậy, việc lấy cao răng để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng là vô cùng cần thiết. 

20200925 025334 027890 cao.max 1800x1800 1
Lấy cao răng trẻ em

3.4 Súc miệng bằng nước muối

Đây cũng là một trong những cách vệ sinh răng miệng hiệu quả. Để ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm thì bố mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý. Bố mẹ có thể mua nước muối đóng chai tại quán hoặc tự pha muối loãng tại nhà.  

Chảy máu chân răng là biểu hiện bệnh răng miệng mà bạn không thể xem nhẹ. Bố mẹ không nên để tình trạng này kéo dài mà cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng để đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Việc thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Như vậy, nha khoa Singaee đã gửi tới khách hàng những thông tin liên quan đến trẻ bị chảy máu chân răng. Nếu em bé nhà bạn đang gặp phải những biểu hiện như vậy, đừng lo lắng hãy liên hệ với nha khoa Singae để được thăm khám và điều trị nhé!

Bài viết liên quan