Viêm nha chu ở trẻ là gì? Điều trị thế nào?

Ngày:03/08/2024

Viêm nha chu ở trẻ em là gì? Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm nha chu? Viêm nha chu ở trẻ có nguy hiểm không? Có những biến chứng gì? …Nếu phụ huynh cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy đọc kỹ bài viết dưới đây nhé!

Viêm nha chu ở trẻ là gì?

Nha chu là một tổ chức quanh chân răng bao gồm: Nướu, dây chằng và xương ổ răng. Chúng liên kết với nhau tạo thành cấu trúc nâng đỡ răng. Viêm nha chu chính là viêm nhiễm các tổ chức này. Ban đầu, bệnh lý chỉ ảnh hưởng đến mô mềm, vùng nướu, vùng lợi nhưng nếu nặng hơn có thể ảnh hưởng đến cả xương ổ răng. 

Viêm nha chu ở trẻ em
Tình trạng viêm nha chu ở trẻ em

Dấu hiệu viêm nha chu ở trẻ 

Trẻ bị viêm nha chu sẽ xuất hiện những biểu hiện dưới đây: 

  • Nướu sưng tấy có màu đỏ thẫm 
  • Trẻ hay bị chảy máu chân răng khi ăn uống hoặc đánh răng 
  • Nướu có cảm giác đau nhức khi ăn.
  • Nướu dần tụt khỏi răng, để lộ chân răng. 
  • Hình thành túi mủ 
  • Răng lung lay, có thể làm mất răng 

Các giai đoạn cụ thể của viêm nha chu ở trẻ em

Viêm lợi, viêm nha chu là bệnh thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, viêm nha chu là một bệnh lý khá nguy hiểm, vì thế bố mẹ cần theo dõi tình hình của trẻ một cách thường xuyên. Tình trạng viêm nha chu của trẻ sẽ được nhận biết thông qua những biểu hiện theo từng giai đoạn như sau: 

Giai đoạn 1: Mảng bám và cao đang xuất hiện

Mảng bám xuất hiện trên răng thường là do cặn thức ăn để lại. Trong thời gian dài không được vệ sinh sẽ tạo thành các mảng bám cao răng.  Các mảng bám thường bám vào các thân răng và sâu dưới nướu. 

Viêm nha chu trẻ em
Mảng bám cao răng

Giai đoạn 2: Nướu sưng đỏ

Lợi trẻ em vô cùng nhạy cảm vì thế rất dễ bị tổn thương khi có tác động bên ngoài. Lúc này nướu sẽ có màu đỏ thẫm, hơi tím, sờ vào có cảm giác mềm và dễ bị chảy máu khi đánh răng. 

Giai đoạn 3: Hình thành túi nha chu

Khu vực nướu bị viêm sẽ có dấu hiệu hơi sưng phồng, tách khỏi chân răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Viêm nhiễm nặng hơn ở vùng nha chu sẽ làm hình thành lên các túi mủ, giai đoạn này rất nguy hiểm. 

Ở giai đoạn này lợi bắt đầu tình trạng co rút, để lộ chân răng khiến răng nhạy cảm hơn. Viêm nha chu khi hình thành túi mủ cần phải điều trị càng sớm càng tốt, tránh dẫn ảnh hưởng đến chân răng, làm mất răng. 

Giai đoạn 4: Chân răng bị lung lay

Tùy theo cấp độ của viêm nha chu là tình trạng răng bị lung lay là nhiều hay ít. Tuy nhiên, một khi thấy răng của bé bị lung lay thì cha mẹ không tự nhổ răng cho trẻ mà cần đưa tới các cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn và thăm khám. 

Viêm nha chu trẻ em
Viêm nha chu làm lung lay răng

Những nguy hại của bệnh lý viêm nha chu ở trẻ emm

Viêm nha chu ở trẻ em có thể mang đến những nguy hại sau:

Có nguy cơ mất răng

Khi bị viêm nhu chu, các tổ chức nâng đỡ răng bị tổn thương nghiêm trọng. Các tổ chức quanh răng không còn bám dính lấy thân răng, dẫn tới tình trạng răng bị lung lay và rụng bỏ. 

Ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn

Viêm nha chu xảy ra trong giai đoạn mọc răng sữa của trẻ sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến răng vĩnh viễn sau này. Răng sữa mất sớm do viêm nha chu sẽ khiến các răng mọc lệch lạc, sai khớp cắn. 

Khiến trẻ phát âm khó khăn

Răng sữa có vai trò quan trọng trong việc phát âm của trẻ. Đối với khách hàng có hàm răng chắc khoẻ thì sẽ tránh được tình trạng nói ngọng.  Ngược lại, nếu trẻ mất răng sữa sớm sẽ khiến tăng nguy cơ nói ngọng, gặp khó khăn trong việc phát âm.  

Gây cản trở khả năng ăn uống của bé

Khi trẻ bị viêm nha chu, vùng mô nướu sẽ sưng tấy làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Khi mất răng sớm, chức năng ăn nhai toàn hàm sẽ giảm đáng kể, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe răng miệng nói chung. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm nhiễm nha chu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm nha chu ở trẻ.

Một là, do thói quen ăn  nhiều đồ ăn ngọt, nước có ga… Những loại thực phẩm chứa nhiều đường, axit lên men  khiến răng dễ bị bào mòn, răng dễ tổn thương 

Hai là, vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Việc lười vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ làm cho các mảng bám lưu lại lâu hơn trên răng. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nha chu.

Ba là, do cao răng . Cao răng là chất cứng có màu vàng bám quanh chân răng. Cao răng được hình thành từ những mảnh vụn thức ăn gây viêm quanh nướu. 

Bốn là, bản chất trẻ nhỏ có răng và nướu non yếu nên chưa có đủ sức khoẻ để kháng lại các vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.

Cách điều trị dứt điểm tình trạng viêm nha chu ở trẻ em

Như đã đề cập ở trên, bệnh lý viêm nha chu ở trẻ em do vi khuẩn mảng bám gây ra. Do đó, khi điều trị bệnh lý này các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch cao răng và mảng bám cho trẻ. Đồng thời kết hợp với các phương pháp khác để điều trị hiệu quả. Tuỳ vào từng mức độ nặng nhẹ của bệnh lý mà bác sĩ cân nhắc các phương án điều trị. Trong trường hợp bệnh lý quá nặng không thể giữ lại răng thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để tránh viêm nhiễm lan rộng sang các răng khác.

Song song với quá trình điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần đảm bảo thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc cũng như ăn uống, sinh hoạt. 

Cần giữ cho trẻ một hàm răng sạch sẽ, hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt…

Như vậy, nha khoa Singae đã gửi tới độc giả những thông tin liên quan tới bệnh lý viêm nha chu trẻ em. Nếu các bậc phụ huynh đang có nhu cầu tìm kiếm các sở uy tín để khám chữa thì đừng quên liên hệ với nha khoa Singae nhé!

Bài viết liên quan