Viêm lợi có mủ phải làm sao? Nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị
Viêm lợi có mủ là bệnh gì? Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ? Dấu hiệu nhận biết viêm lợi có mủ? Khi bị viêm lợi có mủ nên bôi, uống thuốc gì? Cách điều trị viêm lợi có mủ tại nhà như thế nào?… Để biết về các thông tin này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Viêm lợi có mủ là bệnh gì?
Răng gồm có: lớp ngoài cùng là men răng, lớp giữa là ngà răng và một hốc rỗng ở giữa răng chứa các tổ chức mềm gồm mạch máu, thần kinh và mô liên kết gọi là tủy răng. Mạch máu và thần kinh đi vào trong răng qua 1 lỗ ở đỉnh của chân răng. Vùng đó gọi là cuống răng.
Chân răng là phần bạn không nhìn thấy được ở trong miệng, vì chân răng nằm ở trong một hốc xương gọi là xương ổ răng và phần ngoài cùng che phủ xương ổ răng là lợi hay còn gọi là nướu răng.
Viêm chân răng có mủ là tình trạng tủy răng hay nướu răng (lợi) bị vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng tạo nên ổ abscess ở vùng cuống răng, xung quanh chân răng hay ở vùng lợi. Nếu không được điều trị kịp thời, chân răng bị viêm có mủ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe toàn thân thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ
Có 2 nguyên nhân chính gây nên viêm chân răng có mủ, gồm:
Bệnh viêm quanh răng (nha chu viêm) gây viêm lợi có mủ
Vệ sinh răng miệng không tốt, thức ăn đọng lại ở các kẽ răng, nằm sâu ở dưới lợi mà không được lấy hết đi, không thường xuyên đi lấy cao răng (cạo vôi răng), vật nhọn đâm vào lợi như xỉa răng bằng tăm,… là những nguyên nhân gây nên bệnh viêm lợi (viêm nướu). Khi lợi bị viêm, bạn sẽ thấy miệng hôi, lợi dễ chảy máu khi đánh răng hoặc lợi chảy máu tự nhiên, lợi sưng nề, đỏ, phì đại che một phần thân răng.
Nếu viêm lợi không được chữa trị ngay, lợi chảy máu nhiều, thức ăn giắt kẽ răng lâu ngày sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng ở lợi. Lúc này làm chân răng có mủ, abscess lợi, xương bọc xung quanh chân răng bị tiêu, lợi tụt xuống làm răng lung lay. Trường hợp này bệnh chuyển từ viêm lợi thành bệnh viêm quanh răng.
Nếu bệnh viêm quanh răng không được can thiệp sớm và có kế hoạch điều trị thường xuyên sẽ dẫn đến mất răng hàng loạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.
Bệnh của tủy răng gây viêm lợi có mủ
Răng bạn có thể bị sâu, do chấn thương hay do nhiễm trùng quanh răng lâu ngày lan xuống tận vùng cuống răng làm phần tủy bên trong bị ảnh hưởng. Vi khuẩn từ lỗ sâu đi sâu xuống tủy răng, lỗ sâu to làm cho tủy răng tiếp xúc trực tiếp với môi trường miệng, vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào theo dọc chân răng hay chấn thương làm tủy bị sang chấn, lâu dần tủy răng bị nhiễm trùng và chết.
Nếu tình trạng viêm tủy răng diễn ra lâu ngày, nhiễm trùng lan sâu xuống vùng cuống răng sẽ dẫn đến abscess ở chân răng và cuống răng. Đây là giai đoạn bệnh đã khá nặng.
Nếu nhiễm trùng ở cuống răng không được điều trị, lâu ngày ổ viêm nhiễm sẽ lan rộng lên toàn bộ chân răng, sang các chân răng khác. Cuối cùng lan lên phần lợi bao bọc xung quanh răng, tạo ổ mất xương trong xương hàm, răng lung lay và phải nhổ bỏ.
Nguy hiểm nhất là vi khuẩn tại túi mủ này sẽ di chuyển vào máu, gây nhiễm trùng huyết có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các nguyên nhân khác gây viêm chân răng có mủ
Một số trường hợp như răng mọc lệch, răng bị chấn thương khớp cắn, dùng thuốc, do nội tiết, tiểu đường, sức đề kháng của cơ thể kém… cũng có thể gây viêm chân răng có mủ.
Xem thêm: Bị [viêm lợi răng hàm ] phải làm sao? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Dấu hiệu nhận biết viêm lợi chân răng có mủ
Triệu chứng chính của tình trạng viêm chân răng có mủ là cảm giác đau nhói diễn ra ở chân răng và nướu bao quanh răng bị viêm. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và có xu hướng trở nên trầm trọng hơn theo thời gian.
Các triệu chứng khác bao gồm:
- Cơn đau lan ra khắp hàm, đến cả tai hoặc cổ
- Cơn đau có xu hướng tồi tệ hơn khi bạn nằm nghiêng về bên có răng bị viêm
- Đau dữ dội khi nhai hoặc cắn
- Sưng mặt phía bên có răng bị viêm
- Nướu răng sưng to, đỏ, mềm và nóng hơn chỗ khác
- Răng trở nên nhạy cảm, ê buốt
- Có cảm giác răng bị viêm cao hơn những chiếc răng còn lại
- Răng đổi màu hoặc lung lay
- Hơi thở có mùi hôi, miệng có vị tanh
- Hạch bạch huyết ở cổ hoặc dưới hàm trở nên mềm và sưng to
- Sốt
Nếu khối mủ ở chân răng vỡ, bạn sẽ cảm thấy tình trạng đau giảm đi rất nhiều, thậm chí là thấy nhẹ nhõm hẳn. Ngoài ra, bạn có thể nhận thấy mùi tanh của máu và vị mặn của mủ đang lan ra trong miệng.
Khi bị viêm lợi có mủ, có nên nặn mủ ở chân răng không?
Khi bị viêm lợi có mủ. Tuyệt đối không nặn mủ chân răng tại nhà, các trường hợp nặn ra mủ thường sẽ đi kèm máu khiến vi khuẩn vùng mủ chân răng lây lan xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết và hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến tính mạng.
Viêm lợi có mủ nên bôi, uống thuốc gì?
Sưng lợi có mủ là tình trạng đáng báo động, vì nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời tình trạng viêm nhiễm có thể tiến triển lan rộng đến các vùng bên cạnh, khiến chân răng và tủy bị phá hủy. Ở giai đoạn này, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc tây y để điều trị bệnh. Các loại thuốc uống thường được sử dụng trong điều trị sưng lợi có mủ bao gồm:
Dúng thuốc kháng sinh chữa viêm lợi có mủ
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và loại bỏ các loại vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng và nướu răng. Đặc biệt là giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự tấn công, phát triển của vi khuẩn P. Gingivalis. Các loại thuốc kháng sinh giúp điều trị sưng lợi có mủ bao gồm nhóm thuốc có chứa beta-lactam, macrolide…
Ngoài ra, để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh bác sĩ thường kết hợp nhóm thuốc kháng sinh điều trị viêm lợi với hai hoạt chất là spiramycin (kháng sinh nhóm macrolid) và metronidazol (kháng sinh kỵ khí). Nhờ đó không chỉ nhanh chóng cải thiện tình trạng nướu bị sưng có mủ, mà còn giúp điều trị các bệnh như viêm lợi có mủ, viêm nha chu….
Sử dụng thuốc giảm đau chữa viêm lợi
Các loại thuốc giảm đau thông thường bao gồm: paracetamol, aspirin, ibuprofen… có tác dụng làm xoa dịu các cơn đau nhức do viêm lợi, sưng lợi có mủ gây ra. Tuy nhiên, trong thuốc giảm đau thường chứa một số hoạt chất có thể gây một số tác dụng phụ như: viêm loét dạ dày, mẩn ngứa, tăng thân nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe của gan…
Vì vậy, bạn nên cẩn trọng và hỏi ý kiến các chuyên gia trước khi sử dụng. Đặc biệt, với những bệnh nhân bị tình trạng: máu khó đông, sốt xuất huyết, sốt rét… cần nói trước với bác sĩ về tình trạng của mình.
Thuốc kháng viêm non-steroid chữa viêm lợi có mủ
Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid với các thành phần chính như diclophenac, meloxicam…. Nhóm thuốc này có tác dụng kiểm soát viêm nhiễm, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lan rộng, từ đó giúp cải thiện bệnh. Đồng thời, thuốc kháng viêm còn có tác dụng giảm sưng đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, những trường hợp có tiền sử viêm loét dạ dày không sử dụng nhóm thuốc kháng viêm non-steroid này.
Thuốc corticosteroid chữa viêm lợi có mủ
Thuốc corticosteroid chứa các hoạt chất có tính kháng sinh, kháng viêm và giảm đau mạnh. Nhờ đó, thuốc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh, kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và làm giảm cảm giác đau của người bệnh.
Thuốc corticosteroid phát huy tác dụng điều trị sưng nướu có mủ nhanh chóng. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Xem thêm: Bị [ viêm lợi trùm răng khôn ] có nguy hiểm không? 5+ Điều bạn cần biết
Một số cách trị sưng nướu răng có mủ tại nhà
Nếu để tình trạng viêm chân răng có mủ kéo dài và không tìm cách khắc phục sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn như hôi miệng, răng lung lay, mất răng,… Vì vậy, khi phát hiện viêm chân răng có mủ bạn nên tìm cách điều trị và phòng ngừa bằng những cách chữa viêm chân răng có mủ tại nhà như sau:
Dùng gừng tươi chữa sưng nướu
Gừng là thảo dược rất tốt để điều trị viêm chân răng có mủ. Gừng có khả năng diệt khuẩn hiệu quả trên nhiều loại vi khuẩn, chống viêm, giải nhiệt, giảm đau, chống loét. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng mưng mủ.
Bạn áp dụng cách này như sau: Gừng cạo vỏ, rửa sạch và đập dập, đắp vào vị trí viêm lợi. Những tinh chất có trong gừng tiết ra, vị trí đau sẽ thuyên giảm, cứ giữ trong khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện 1 ngày khoảng 3 – 4 lần, tình trạng viêm lợi sẽ cải thiện.
Tuy nhiên, hãy thận trọng vì gừng có tính nóng. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng cách sau: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái thành từng lát, rồi cho vào bình giữ nhiệt, đổ một lượng nước sôi vừa phải để tinh dầu trong gừng tiết ra. Sau đó, dùng nước gừng pha loãng và súc miệng 2 – 3 lần/ngày để cải thiện viêm lợi hiệu quả.
Dụng hoa cúc chữa viêm lợi
Thảo dược này có tính mát, làm thơm miệng. Bạn chỉ cần lấy một ít hoa cúc tươi giã lấy nước uống trong vòng 1 tháng, ngày uống 2 – 3 lần, triệu chứng viêm chân răng có thể cải thiện tích cực.
Dùng lá kinh giới chữa viêm nướu có mủ
Lá kinh giới có tác dụng kháng viêm, giảm sưng tấy, mưng mủ trong bệnh lý viêm chân răng hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 200g lá kinh giới đun cùng vài hạt muối, súc miệng trong 2 tuần, mỗi ngày 3 – 5 lần là sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm chân răng hiệu quả.
Dùng mật ong để chữa viêm lợi chảy mủ
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, ức chế và tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn gây sưng, viêm lợi. Do đó, mật ong có tác dụng tích cực trong hỗ trợ điều trị sưng nướu có mủ.
Cách sử dụng mật ong chữa sưng lợi có mủ rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
Cách 1: Nhỏ 1 – 2 giọt mật ong vào tăm bông. Sau đó chấm trực tiếp vào vị trí nướu bị sưng.
Cách 2: Ngậm 1 thìa cà phê mật ong trong miệng khoảng 5 phút. Sau đó nhổ bỏ và súc miệng lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Đối với trẻ em dưới 12 tháng tuổi, không được dùng mật ong cho trẻ, vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc.
Dùng đinh hương chữa viêm lợi có mủ
Đinh hương cũng có tác dụng điều trị sưng lợi có mủ vô cùng hiệu quả. Trong đinh hương có hàm lượng eugenol khá cao nên có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn mạnh mẽ, giúp giảm sưng, giúp làm dịu các cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, đinh hương còn là thảo dược giúp răng trắng sáng và giảm nhanh mùi hôi miệng khó chịu cho người dùng.
Bạn hãy lấy 5 – 7 nụ hoa đinh hương đã được phơi khô để nhai trong miệng. Khi thấy có chút vị trong miệng, bạn hãy đưa tới vùng bị sưng lợi có mủ. Chỉ ít thời gian sau, bạn sẽ thấy các cơn đau đớn và các triệu chứng của bệnh được thuyên giảm đáng kể.
Sử dụng lô hội chữa viêm lợi có mủ
Bên cạnh những tác dụng làm đẹp da, dưỡng tóc, lô hội còn được sử dụng để điều trị các bệnh lý về răng miệng nhờ tác dụng kháng viêm vô cùng tốt. Nhờ đó, các triệu chứng sưng đau, có mủ sẽ được cải thiện đáng kể khi dùng lô hội.
Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy lô hội rồi gọt bỏ phần vỏ ngoài và lấy gel bôi hoặc đắp trực tiếp lên vùng lợi bị sưng 1 – 2 lần mỗi ngày. Duy trì thực hiện mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Dùng tỏi chữa viêm lợi có mủ
Để áp dụng cách chữa trị viêm lợi có mủ bạn có thể thực hiện các bước đơn giản như sau: tỏi bóc vỏ, rửa sạch rồi thêm một chút muối trắng và giã nát. Hỗn hợp thu được đem thoa trực tiếp vào vị trí lợi bị sưng viêm giữ trong khoảng 2 – 5 phút rồi súc miệng sạch sẽ là xong.
Bên cạnh các bài thuốc ở trên, để ngăn ngừa hiệu quả tình trạng viêm chân răng có mủ hiệu quả, bạn cần:
Thường xuyên súc miệng nước muối
Đây là một cách đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm chân răng có mủ. Bạn chỉ cần pha loãng muối với nước, súc miệng và ngậm trong 10 – 15 phút. Áp dụng cách này 2 lần/ngày sẽ giúp giảm sưng viêm, đau lợi hiệu quả.
Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng bằng cách duy trì thói quen vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Ngoài ra, nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảnh vụn thức ăn còn bám trên kẽ răng và chú ý vệ sinh lưỡi hàng ngày.
Bổ sung vitamin C và K: Đây là biện pháp giúp tăng cường sức khỏe răng miệng rất tốt. Bạn có thể bổ sung vitamin C và K thông qua thực đơn giàu rau xanh, hoa quả,…
Cách phòng tránh viêm lợi chân răng có mủ như thế nào?
Bạn nên chăm sóc răng miệng hàng ngày thật tốt bằng cách chải răng đúng cách ít nhất 02 lần/ngày, sử dụng chỉ tơ nha khoa thay tăm xỉa răng để loại bỏ những mảnh vụn thức ăn tồn đọng ở kẽ răng, dùng nước muối súc miệng sau mỗi khi ăn để giúp miệng sạch sẽ.
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho răng. Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường hoặc tính axit cao. Nên bổ sung thêm canxi, vitamin… cho răng từ các loại thực phẩm thiên nhiên như trứng, đậu, sữa, nấm… Tránh xa các loại đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cay, vì nó rất dễ làm tổn thương răng.
Bạn nên đi khám và lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. Răng sẽ được kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời nếu phát hiện có bệnh lý tại răng. Khi nhận thấy chân răng có mủ, nên kịp thời đến nha khoa để được nha sĩ xử lý một cách triệt để và hiệu quả nhất
Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra cho các bạn biết Viêm lợi chân răng có mủ là bệnh gì? Nguyên nhân gây viêm lợi có mủ? Dấu hiệu nhận biết viêm lợi có mủ? Khi bị viêm lợi có mủ nên bôi, uống thuốc gì? Cách điều trị viêm lợi có mủ tại nhà như thế nào?
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%