Bệnh viêm nha chu có lây không? Bệnh nàu có di truyền hay không?
Bệnh viêm nha chu có lây không? Có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu như thế nào,…. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Bệnh viêm nha chu diễn biến như thế nào?
Để có thể hiểu rõ hơn bệnh viêm nha chu là gì và diễn biến như thế nào thì cần phải tìm hiểu và nắm rõ cấu trúc nha chu bởi vì cho đến thời điểm hiện tại thì còn rất nhiều người vẫn bị nhầm lẫn giữa viêm nha chu và bệnh viêm nướu.
Nha chu là một cấu trúc xung quanh răng có chức năng nâng đỡ và giữ răng, giúp răng đứng vững trong xương hàm, bao gồm cả nướu, dây chằng và xương ổ răng.
Viêm nha chu là do vi khuẩn ở trong cao răng gây nhiễm trùng bắt đầu từ nướu sau đó lan dần xuống dưới và phá hủy các tổ chức nha chu theo diễn biến như sau:
Giai đoạn viêm nướu
Đây là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn dễ điều trị nhất. Biểu hiện ở giai đoạn này đó chính là nướu trở nên sưng đỏ, hơi thở có mùi và nướu dễ bị chảy máu khi khách hàng đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
Giai đoạn viêm nha chu
Biểu hiện của giai đoạn này là nướu bị tụt khiến cho chân răng bị lộ ra và khách hàng sẽ cảm nhận thấy rằng răng bị lung lay, lỏng lẻo khi nhai hoặc khi cắn thức ăn. Lúc này nướu răng sẽ bị sưng to, tách khỏi phần chân răng, khi chạm vào có cảm giác mềm và ở giữa nướu và răng sẽ hình thành túi nha chu có mủ.
Xem thêm: Cách điều trị viêm nha chu bằng phương pháp dân gian
Bệnh viêm nha chu có lây không?
Ở giai đoạn viêm nướu lúc đầu thì việc lây nhiễm của viêm nha chu ít xảy ra. Tuy nhiên, khi ở giai đoạn viêm nha chu thì nồng độ vi khuẩn trong khoang miệng khách hàng sẽ ở mức cao thì có thể lây truyền từ người này qua người khác thông qua con đường nước bọt.
Điều này có nghĩa là khi khách hàng có tiếp xúc với nước bọt của người bị bệnh viêm nha chu thì có khả năng lây bệnh rất cao. Có rất nhiều trường hợp thực tế đã chứng minh được sự lây lan viêm nha chu giữa các thành viên trong gia đình như cha mẹ sang con, vợ sang chồng,…
Bệnh viêm nha chu có di truyền không?
Trên thực tế thì bệnh viêm nha chu không phải là một bệnh di truyền. Tuy nhiên các yếu tố răng miệng liên quan đến sự phát sinh bệnh lý như bệnh thiểu sản men răng, độ nông sâu của rãnh răng, lượng nước bọt, hình thái răng,… lại có tính chất di truyền, có thể khiến cho răng của khách hàng bị yếu và bị hạn chế khả năng chống lại vi khuẩn.
Các yếu tố trên góp phần hình thành nên mảng bám nhanh chóng hơn so với người bình thường từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về viêm nướu, viêm nha chu.
Cách điều trị bệnh viêm nha chu
Ở những ngày đầu tiên thì viêm nha chu có thể được điều trị bằng cách cạo sạch cao răng để loại bỏ môi trường sinh sống của vi khuẩn. Đồng thời kết hợp với việc thăm khám nha khoa thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi tình trạng răng miệng.
Nếu như viêm nha chu đã tiến triển nặng và hình thành nên các túi nha chu thì khách hàng sẽ được chỉ định bít/trám tủy để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào chân răng và tủy răng.
Ở giai đoạn viêm nha chu nặng thì không thể bảo tồn răng thật được nữa. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định nhổ và tiến hành phục hình răng đã mất bằng cách cấy ghép răng Implant hoặc cầu răng sứ để tránh làm ảnh hưởng đến những răng xung quanh.
Xem thêm: Top 9 thuốc điều trị viêm nha chu hiệu quả
Cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu hiệu quả
Không chỉ khiến cho răng bị mất, gây ra những cơn đau nhức, sưng nướu, hơi thở có mùi, gặp khó khăn trong ăn uống,… mà bệnh viêm nha chu còn có nhiều biến chứng nguy hiểm khác như là đau vùng thái dương, nhiễm khuẩn huyết, tiểu đường, tim mạch,….
Chính vì thế, để phòng tránh bệnh lý này một cách hiệu quả thì khách hàng nên lưu ý những quy tắc như:
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng kem đánh răng có chứa Fluor để cho răng được chắc khỏe
- Nên sử dụng bàn chải có đầu lông mềm để tránh làm tổn thương răng và nướu
- Đánh răng theo chiều dọc và đặt bàn chải nghiêng 45 độ để làm sạch hoàn toàn
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám cứng đầu ở kẽ răng
- Hạn chế sử dụng các thức ăn ngọt, tính acid cao như: bánh kẹo, đồ uống có ga trước khi đi ngủ
- Súc miệng bằng nước muối hoặc bằng nước súc miệng sau mỗi bữa ăn
- Nên tới nha khoa thăm khám định kỳ 6 tháng/lần
Trên đây là một số thông tin về vấn đề “Bệnh viêm nha chu có lây không? Có di truyền không?”. Nếu quý khách còn có bất cứ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí nhé.
ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%