Điều trị viêm nha chu – Cơn ác mộng gây mất răng nhanh chóng

Ngày:03/08/2024

Bệnh nha chu là gì?  Điều trị bệnh nha chu như thế nào? Cách phòng tránh viêm nha chu?…Đó là băng khoăn của đa số khách hàng khi tìm hiểu bệnh này, để có câu trả lời, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây bệnh nha chu

Điều trị viêm nha chu - Bước trị liệu đầu tiên cho hàm răng chắc khỏe

Trong hầu hết các trường hợp, viêm nha chu bắt đầu bằng mảng bám – một màng dính vào răng bao gồm chủ yếu là vi khuẩn.

Mảng bám có thể cứng lại dưới đường viền nướu và trở thành cao răng. Cao răng sẽ khó để loại bỏ hơn là mảng bám và nó cũng chứa đầy vi khuẩn.

Mảng bám sẽ gây nên viêm nướu – đây là dạng bệnh nha chu nhẹ nhất mọi người thường hay mắc phải. Viêm nướu là tình trạng nướu bị kích thích và viêm một phần nướu xung quanh chân răng.

Viêm nướu không được điều trị kịp thời có thể gây viêm nha chu.  Theo thời gian, các túi này trở nên sâu hơn, chứa nhiều vi khuẩn hơn. Nếu vẫn không được điều trị, những nhiễm trùng sâu này gây mất mô nướu và xương, và cuối cùng người bệnh có thể mất một hoặc nhiều răng.

Triệu chứng bệnh viêm nha chu

Điều trị viêm nha chu - Bước trị liệu đầu tiên cho hàm răng chắc khỏe

Các triệu chứng của bệnh viêm nha chu mà bạn có thể dễ dàng quan sát và nhìn thấy được như:

  • Nướu bị sưng
  • Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm
  • Nướu dễ chảy máu
  • Nướu không bao chặt răng, làm cho răng trông dài hơn bình thường
  • Có khoảng trống mới phát triển giữa răng và nướu
  • Mủ giữa răng và nướu
  • Hôi miệng
  • Răng lung lay
  • Đau khi nhai
  • Người bệnh chọn phía bên không đau để nhai thức ăn

Phòng ngừa bệnh nha chu

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh nha chu là tuân thủ tốt vệ sinh răng miệng nên bắt đầu sớm và thực hành nhất quán trong suốt cuộc đời.

Điều trị viêm nha chu - Bước trị liệu đầu tiên cho hàm răng chắc khỏe

Vệ sinh răng miệng tốt. Điều đó có nghĩa là đánh răng trong hai phút ít nhất hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần một ngày. Dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng sẽ làm sạch các mảng thức ăn và vi khuẩn.

Gặp nha sĩ hoặc vệ sinh răng miệng, lấy mảng bám/cao răng ít nhất 6 đến 12 tháng một lần. Nếu có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm nha chu như khô miệng, uống một số loại thuốc hoặc hút thuốc, đối với những đối tượng này thường được khuyên đến khám răng miệng và vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn bởi bác sĩ nha khoa.

Điều trị viêm nha chu

Cách điều trị viêm nha chu như thế nào còn phụ thuộc rất hiều vào tình trạng và giai đoạn của bệnh, mỗi một giai đoạn bệnh khác nhau sẽ có cách điều trị phù hợp khác nhau.

Đối với tình trạng viêm nha chu nhẹ

Trong quá trình bệnh mới chuyển từ viêm nướu sang viêm nha chu thì cách điều trị đơn giản nhất đó là lấy cao răng. Vôi răng nếu được sạch sẽ làm mất nơi trú ẩn của vi khuẩn, sau đó một thời gian nướu sẽ tự hồi phục lại chắc khỏe bình thường.

Trường hợp đã xuất hiện túi mủ

Đối với trường hợp đã xuất hiện túi nha chu (áp xe), có ổ mủ xung quanh răng, nha sĩ sẽ áp dụng điều trị khẩn cấp túi nha này. Gọi là điều trị khẩn cấp bởi đây là biểu hiện cơn đau cấp tính của bệnh, nếu để càng lâu sẽ gây nên viêm nhiễm mãn tính, răng sẽ lung lay và có thể rụng đi bất cứ lúc nào.

Có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật đối với những trường hợp nha chu quá nặng để loại bỏ túi nha chu và khắc phục lại tình trạng răng bằng cách ghép vạt, ghép thêm xương nhân tạo vào vùng răng bị tiêu xương để giúp răng được giữ vững và không bị lung lay.

Phương pháp điều trị duy trì sẽ được tiến hành sau khi đã chữa khỏi viêm nha chu, mục đích là ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

Trường hợp viêm nha chu nặng không thể bảo tồn răng:

Đối với trường hợp răng không thể điều trị và bảo tồn được nữa thì “nhổ răng” chính là phương án cuối cùng mà bác sĩ bắt buộc phải đưa ra để điều trị nha chu được dễ dàng hơn.

Viêm nha chu là bệnh lý không thể tự khỏi. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể cần phải thực hiện phẫu thuật đế cố gắng giữ lấy răng đã bị ảnh hưởng. Do vậy, ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm nha chu ở giai đoạn sớm là biện pháp hiệu quả nhất để giữ hàm răng chắc khỏe.

Bài viết liên quan