Răng bị buốt sau khi hàn nguyên nhân do đâu?

Ngày cập nhật :27/07/2023

Răng bị đau nhức nguyên nhân do đâu? Tại sao hàn răng rồi mà vẫn đau? Cách điều trị răng bị đau nhức sau khi hàn thế nào?… Đây là những vấn đề được khách hàng quan tâm nhiều nhất khi tìm hiểu về nguyên nhân đau nhức răng. Để tìm hiểu về những nguyên nhân này, khách hàng hãy đọc kỹ các bài viết dưới đây nhé!

Tại sao hàn răng rồi vẫn bị buốt

Hàn răng là phương pháp sử dụng vật liệu nha khoa có màu sắc tương đồng với men răng để lấp đầy phần mô bị khuyết trên bề mặt răng, khắc phục tình trạng: Sâu răng, răng bị sứt mẻ, răng thưa, hở kẽ nhỏ… 

Hàn răng là thao tác đơn giản trong nha khoa. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi hàn răng khách hàng lại xuất hiện tình trạng, đau nhức, ê buốt. Vậy, nguyên nhân đau nhức ấy xuất hiện do đâu?   

Kỹ thuật hàn không đảm bảo

Trong quá trình hàn bác sĩ không nạo sạch vụn thức ăn hoặc mô răng sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, xâm lấn và gây ê buốt. Bên cạnh đó, cảm giác đau nhức cũng có thể do trong quá trình làm sạch ngà sâu đã tác động đến tủy gây ê buốt. 

Ngoài ra, kỹ thuật hàn sơ sài khiến miếng trám không đảm bảo độ khít sát, cong vênh làm cho thức ăn lọt vào, gây tổn hại đến nướu và chân răng gây ê buốt. 

Hàn răng bị buốt
Hàn răng sai kỹ thuật gây ê buốt

Quy trình điều trị tủy chưa  triệt để

Việc bác sĩ bỏ sót tuỷ, điều trị tủy chưa xong mà đã phủ chất hàn bên ngoài sẽ cho phép vi khuẩn tiếp tục gây hại âm thầm bên trong buồng tủy. Bên cạnh đó, chất liệu hàn khi bít lại sẽ liên tục tạo áp lực lên các đầu dây thần kinh khiến răng bị đau nhức.  

Hàn răng bị buốt
Điều trị tuỷ để chữa sâu răng

Do kích ứng vật liệu trám

Một nguyên nhân ít gặp nhưng không phải là không có, đó là đau nhức do cơ địa nhạy cảm kích ứng với vật liệu trám. Đặc biệt là vật liệu hàn Composite, ưu điểm của vật liệu này là có màu sắc tương đồng với răng thật, nhưng dễ gây kích ứng hơn những vật liệu khác. 

Áp lực nén ép vật liệu vào xoang trám

Trường hợp áp lực nén ép vật liệu vào xoang trám làm di chuyển dịch ngà trong ống ngà cũng có thể khiến răng hàn gặp phải tình trạng ê buốt răng sau khi trám.

Do đèn chiếu đông

Sau khi trám răng, bác sĩ sẽ bắt buộc phải dùng đèn chiếu đông để làm cứng vật liệu trám. Khi chiếu đèn, vật liệu đang ở dạng lỏng nên có xu hướng co lại về phía đầu đèn tạo nên khoảng trống giữa miếng trám và mặt tiếp xúc. Cảm giác đau nhức sẽ  xuất hiện khi ăn nhai làm dịch ngà di chuyển.

Hàn răng bị buốt
Hàn răng bị buốt do đèn chiếu đông

Chỗ trám răng bị ê buốt có sao không, bị ê buốt trong bao lâu?

Trong trường hợp răng bị ê buốt khoảng 1 – 2 tuần sau khi trám là những biểu hiện bình thường. Nhưng nếu tình trạng đau nhức không thuyên giảm cứ kéo dài thì bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác như:

  1. Viêm tuỷ răng, nguy hiểm hơn là mất răng  
  2. Gây kênh, cộm khi ăn nhai, lâu dần làm sai lệch khớp cắn 
  3. Tổn thương mô răng, áp xe ổ răng
  4. Mang đến nhiều bệnh lý răng miệng, bệnh hô hấp và đường tiêu hoá. 

Cách khắc phục sau khi trám răng bị ê buốt

Trong trường hợp khách hàng gặp phải tình trạng ê buốt thì chúng ta nên quay lại phòng khám nha khoa để xác định nguyên nhân và có phương án khắc phục hợp lý.  

– Nếu nguyên nhân xuất phát từ việc sót tuỷ thì bắt buộc phải tháo miếng trám ra. Sau đó mở lại buồng tuỷ, lấy hết chất hàn và làm sạch ống tủy. Sau khi chắc chắn tuỷ đã được làm sạch thì bác sĩ mới, thực hiện hàn lại từ đầu.  

Hàn răng bị buốt
Mở buồng tuỷ thực hiện hàn lại

– Còn nếu đau nhức do bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật hoặc khách hàng bị dị ứng với vật liệu hàn thì bác sĩ tháo miếng trám cũ và thay thế bằng một miếng trám mới. 

Trong trường hợp do áp lực nén thì khách hàng có thể thực hiện bọc răng sứ để khắc phục tình trạng này. 

Hàn răng bị buốt
Bọc răng sứ giúp giảm ê buốt

Ngoài ra, khách hàng nên hạn chế sử dụng thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh kích ứng mối hàn. Thêm vào đó, nên sử dụng loại kem đánh răng dành riêng cho người có răng nướu nhạy cảm. 

Như vậy, nha khoa Singae đã gửi tới khách hàng những thông tin liên quan tới việc hàn răng bị buốt. Nếu không may thực hiện hàn răng ở cơ sở không uy tín có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng, làm giảm tuổi thọ của răng sứ. Chính vì vậy, việc lựa chọn phòng khám uy tín là vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ nha khoa uy tín thì đừng quên liên hệ với nha khoa Singae nhé!

Trồng răng Implant

video

Thumbnail video khách hàng

ĐĂNG KÝ THĂM KHÁM MIỄN PHÍ & GIỮ ƯU ĐÃI 15%