Trám răng Composite là gì? Quy trình trám răng Composite tại nha khoa Singae

Ngày:03/08/2024

Trám răng Composite là gì? Trám răng có đau không? Quy trình trám răng Composite tại Singae như thế nào? Bảng giá tham khảo trám răng tại Singae?… Là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm khi tìm hiểu dịch vụ trám răng Composite thẩm mỹ tại nha khoa Singae. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để tìm câu trả lời nhé. 

Trám răng có đau không?

Trong nha khoa, trám răng không phải là một kỹ thuật khó, quy trình diễn ra tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Tùy vào tình trạng răng của bạn mà phương pháp sẽ can thiệp vào vị trí răng bị tổn thương nhiều hoặc ít. Trường hợp bệnh nhân tiến hành trám răng thẩm mỹ khi gặp vấn đề về răng thưa, kẽ hở hoặc răng bị sứt mẻ nhỏ thì bác sĩ chỉ thực hiện làm sạch vùng răng cần điều trị rồi đắp vật liệu trám lên là hoàn tất.

Trám răng có đau không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ sở vật chất của nha khoa, tay nghề bác sĩ cũng như công nghệ trám. Nếu như bạn lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa chất lượng thì thực hiện trám răng hoàn toàn không đau.

trám răng là gì5

Do trong suốt quá trình trám, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê ở vùng răng cần điều trị, hạn chế cảm giác đau nhức và giúp bạn có tâm lý thoải mái hơn. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ có kỹ thuật tốt, máy móc hỗ trợ hiện đại… sẽ giúp quá trình trám răng diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Dù kỹ thuật trám răng thẩm mỹ khá dễ dàng nhưng nếu bạn điều trị ở địa chỉ nha khoa kém chất lượng, bác sĩ thao tác sai… vẫn có thể xảy ra những biến chứng như: đau đớn, chảy máu nhiều, ảnh hưởng các răng bên cạnh,…Thế nên, bạn cần cân nhắc kỹ để lựa chọn nha khoa trám răng chất lượng.

Vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi trám răng có đau không rồi đúng không nào? Cùng tìm hiểu tiếp một số thông tin sau đây nhé.

Composite là gì?

Composite là thuật ngữ ám chỉ một loại vật liệu được tạo ra từ 2 hay nhiều vật liệu khác. Những vật liệu composite thường kế thừa, tổng hợp những đặc tính tốt nhất của các nguyên liệu cấu thành, mục đích để tạo ra loại vật liệu có đặc tính hoàn hảo hơn.

trám răng có đau không

Trám răng Composite là gì?

Composite trám răng hay còn gọi là nhựa tổng hợp nha khoa. Với thành phần cấu tạo từ một số nguyên liệu đặc biệt như nhựa bisphenol A-glycidyl methacrylate (BISGMA), urethane dimethacrylate (UDMA), semi-crystalline polyceram (PEX) và sillica tạo ra vật liệu trám răng có màu trắng tương tự răng, không phản ứng với nước bọt.

Để thực hiện kỹ thuật trám răng composite, nha sĩ đơn giản chỉ cần tạo hình miếng trám cho phù hợp với vị trí răng bị tổn thương. Composite với đặc tính dẻo, dạng bột nhão đặc trưng nên hỗ trợ bác sĩ rất dễ để tạo hình, thao tác

Trường hợp nào cần trám răng Composite ? 

Trám răng tuy là kỹ thuật đơn giản nhưng không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng. Vì chúng còn bị chi phối bởi tình trạng răng miệng cụ thể của từng người. Do đó, trám răng thường được chỉ định cho trường hợp sau:

Sâu răng

Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến do vi khuẩn gây ra. Quá trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách làm thức ăn thừa không được loại bỏ hoàn toàn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và tấn công, lâu dần men răng bị ăn mòn và bề mặt răng xuất hiện những lỗ sâu.

trám răng có đau không

Lúc này, phương pháp hàn trám sẽ giúp bịt kín những lỗ sâu này, thu hẹp vùng răng bị tổn thương và ngăn cho chúng không lây lan sang những mô răng lành khác.

Chấn thương răng

Do một vài tai nạn không mong muốn xảy ra khiến răng bị gãy vỡ, sứt mẻ ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai. Trường hợp mẻ răng cửa còn gây mất thẩm mỹ. Song, bằng việc sử dụng vật liệu hàn trám chuyên dụng, răng sẽ được khôi phục lại hình dáng như ban đầu.

trám răng có đau không

Tuy nhiên, với những răng bị sứt mẻ lớn, vượt quá 1/3 thân răng thì phương pháp hàn trám sẽ khó thực hiện được. Vì miếng trám không những không thẩm mỹ mà còn dễ dàng bong tróc.

Mòn cổ chân răng

Thói quen xấu trong quá trình chăm sóc răng miệng hằng ngày như sử dụng bàn chải lông cứng, chải mạnh tay và chải theo chiều ngang trong suốt một thời gian dài làm men răng bị mài mòn và dẫn đến tình trạng mòn cổ chân răng.

trám răng có đau không

Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện vết khuyết hình chêm ở cổ răng, vị trí tiếp giáp giữa răng và nướu. Để khắc phục tình trạng này, bác sĩ sẽ dùng vật liệu composite để trám vào khu vực bị mòn.

Lưu ý, phương pháp hàn trám chỉ thực hiện với tình trạng vết khuyết còn nông, với những vết khuyết ăn sâu vào cấu trúc răng gây ảnh hưởng đến tủy thì không thể thực hiện được.

Răng thưa

trám răng là gì4

Trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng răng thưa, đặc biệt là ở vị trí răng cửa thì vẫn có thể dùng vật liệu trám để trám kín. Tuy nhiên, phương pháp hàn trám cũng chỉ áp dụng với người có răng thưa kẽ hở nhỏ không vượt quá 2mm.

Xem thêm: Quy trình trám răng mất bao lâu? Sau bao lâu thì phải đi trám lại?

Quy trình trám răng Composite tại nha khoa Singae

Khi thực hiện trám răng tại phòng khám nha khoa Singae, quý khách hàng sẽ trải qua tuần tự các bước sau:

Bước 1: Khám, tư vấn

Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được thăm khám tổng quát răng miệng để đánh giá mức độ hư tổn của răng, vị trí răng cần trám.

trám răng là gì6

Một vài trường hợp răng sâu, chấn thương nặng cần điều trị tủy, bác sĩ sẽ chụp X-Quang nhằm đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng, từ đó đưa ra giải pháp nhằm mang lại hiệu quả với chi phí tối ưu nhất.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Bước vệ sinh răng miệng có ý nghĩa quan trọng trong hầu hết mọi kỹ thuật điều trị nha khoa, và tất nhiên trám răng cũng không thể bỏ qua bước này. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ không chỉ ngăn ngừa được tình trạng lây nhiễm chéo mà còn mang lại kết quả điều trị tốt nhất.

Bước 3: Hàn trám cho răng

Sau khi làm sạch vùng răng bị tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hàm tạo hình xoang trám.

trám răng là gì7

Tiếp theo, phủ từng lớp vật liệu trám lên trên và chiếu đèn quang trùng hợp để làm khô và đông cứng vật liệu trám. Cuối cùng, làm nhẵn và đánh bóng bề mặt miếng trám để ăn nhai không bị cộm cấn.

Bước 4: Kiểm tra định kỳ

Sau khi hoàn tất quy trình điều trị, chiếc răng của bạn đã được phục hình lại như hình dáng ban đầu, đảm bảo được khả năng ăn nhai và thẩm mỹ tốt.

Tuy nhiên, để vật liệu trám duy trì được lâu hơn, bạn nên định kỳ thăm khám tại nha khoa để bác sĩ theo dõi được tình trạng của miếng trám.

Xem thêm: [ 6 Điều bạn cần biết về trám răng sâu ] giá tiền, cách chữa, quy trình

Vậy trám răng có đau không thì bạn nhớ đến tìm những địa chị nha khoa uy tín với để có được chất lượng tốt nhất, công nghệ tiên tiến và đặc biệt là tay nghề của bác sĩ tốt. Lựa chọn 1 địa điểm uy tín có thể làm bạn giảm bớt suy nghĩ trám răng có đau không rồi đấy.

Một số lưu ý sau khi trám răng không bị đau

Trám răng có đau không là thắc mắc của rất nhiều người và có tình trạng sau khi trám răng bị đau gây nên rất nhiều khó chịu. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thông thường sau khi hoàn thành các công đoạn trám răng bác sĩ đều sẽ hướng dẫn đến khách hàng cách chăm sóc răng miệng cụ thể. Đồng thời tư vấn khách hàng nên và không nên làm gì ngay sau khi trám răng.

Cách vệ sinh răng miệng sau khi trám răng

Sau khi trám răng bị đau bạn cần quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chăm sóc răng miệng. Hầu như mọi khách hàng đều không mấy quan tâm đến vấn đề này. Muốn ngăn chặn những bệnh lý phát sinh và giảm thiểu mức độ đau nhức bạn cần thực hiện nghiêm chỉnh theo những thông tin sau:

trám răng có đau không

  • Nên tránh sử dụng kem đánh răng và các sản phẩm làm trắng răng trong khoảng thời gian đầu.
  • Hình thành thói quen dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám thay vì tăm xỉa răng.
  • Nên tập thói quen thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần và sử dụng bàn chải lông mềm.
  • Chải răng nhẹ nhàng xung quanh răng và nướu để loại bỏ mảng bám. Không nên chà sát hoặc đẩy mạnh bàn chải lên răng.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bên cạnh quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chăm sóc răng miệng, khách hàng còn cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc giảm đau. Trong 1 vài trường hợp nhất định, khách hàng cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc để giảm thiểu đau nhức. Để đảm bảo an toàn bạn nên lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Chỉ nên sử dụng thuốc do bác sĩ trực tiếp điều trị cho bạn cung cấp. Khi bác sĩ xác định rõ tình trạng răng miệng của khách hàng sẽ đưa ra phương án khắc phục hiệu quả nhất.
  • Trong trường hợp sau khi trám răng bị đau, bác sĩ thường chỉ định thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc giảm đau từ bên ngoài mà không tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.
  • Nếu uống thuốc theo đúng chỉ định vẫn không thuyên giảm nên trực tiếp quay lại nha khoa để được kiểm tra cụ thể tình trạng răng.

Hạn chế sử dụng những thực phẩm gây hại

Ngoài những vấn đề bên trên, bạn còn nên chủ động hạn chế sử dụng những loại thực phẩm gây hại. Với những thông tin bên trên bạn cũng có biết có rất nhiều loại thực phẩm gây kích thích tình trạng sau khi trám răng bị đau, vậy nên để chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả bạn nên lưu ý đến những thông tin dưới đây:

trám răng là gì9

  • Khi tình trạng miếng trám còn chưa có sự ổn định cao nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm quá cứng. Việc tạo áp lực cho răng sẽ càng làm cho tình trạng sau khi trám răng bị đau trở nặng hơn.
  • Cùng với đó nên kiêng sử dụng các loại thực phẩm hay đồ uống có tính axit cao làm mòn men răng. Trong trường hợp sử dụng những loại thực phẩm này khách hàng cần nhanh chóng làm sạch khoang miệng.
  • Ngoài ra để khắc phục tình trạng sau khi trám răng bị đau bạn nên tránh ăn và uống những loại thực phẩm có thể gây ra sự nhạy cảm cho răng như thực phẩm quá nóng, quá lạnh và quá cay

Tình trạng sau khi trám răng bị đau tương đối dễ gặp ở nhiều người, vậy nên bạn không cần phải quá lo lắng về tình trạng này. Chỉ cần nắm được cách chăm sóc răng miệng cụ thể bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng này. Trong trường hợp tình trạng đau nhức ngày càng tăng cao khách hàng nên nhanh chóng quay lại nha khoa để được bác sĩ thăm khám điều trị dứt điểm.

Bảng giá trám răng tham khảo

DỊCH VỤ ĐƠN VỊ TÍNH GIÁ THAM KHẢO
Hàn Composite Mối 300.000 vnđ
Hàn trám thẩm mỹ Mối 1.200.000 vnđ

Có rất nhiều yếu tố quyết định đến giá trám răng. Vì vậy khách hàng cần cân nhắc trước khi lựa chọn sao cho phù hợp với túi tiền và tình trạng răng của mình.

Giá trám răng bao nhiêu tiền phụ thuộc vào chất liệu trám

Có rất nhiều chất liệu trám răng khác nhau như Amalgam , Fuji , Composite với chất lượng và ưu điểm khác nhau. Hiện nay, Nha Khoa Singae đang sử dụng Composite, đây là loại vật liệu mới nhất và được ưa chuộng nhất. Vật liệu này có tính thẩm mỹ cao, màu giống răng tự nhiên , độ cứng và chịu lực cao. Vật liệu Composite phù hợp trám răng thẩm mỹ nên có giá cao hơn. Theo bảng giá trên thì giá trám răng thẩm mỹ cao hơn giá trám răng sâu.

Trám răng bao nhiêu tiền phụ thuộc vào số răng cần trám

Bảng giá trám răng ở trên được tính cho 1 răng, chi phí trám răng sẽ tăng lên theo số răng cần trám.

Trám răng bao nhiêu tiền phụ thuộc vào bệnh lý của răng

Khi răng bị sâu hoặc điều trị tủy phải áp dụng phương pháp trám răng mới đạt kết quả cao. Đối với những trường hợp yêu cầu thẩm mỹ cao. Bác sĩ phải thực hiện điều trị bệnh lý mới tiến hành trám răng.

Trám răng bao nhiêu tiền phụ thuộc vào phương pháp trám

Phương pháp trám trực tiếp hay gián tiếp đang được áp dụng hiện nay.

  • Trám răng trực tiếp là phương pháp chỉ cần cho vật liệu trực tiếp vào chỗ cần trám, giá trám răng tương đối rẻ.
  • Trám răng gián tiếp hay còn gọi là kỹ thuật trám inlay/onlay được áp dụng đối với trường hợp lỗ sâu lớn, phần mô răng bị khuyết nhiều. Tạo hình khoang trám, sau đó đúc miếng trám bên ngoài rồi đưa vào khoang đã tạo hình sẵn. Phương pháp này phức tạp, kỹ thuật cao mang lại hiệu quả lâu bền nên chi phí cũng cao hơn.

Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra cho các bạn biết trám răng có đau không? Quy trình trám răng tại Singae như thế nào? Bảng giá tham khảo trám răng tại Singae?,… Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn. Mọi thắc mắc, tư vấn vui lòng liên hệ theo số hotline để được tư vấn một cách chi tiết nhất.

Bài viết liên quan